Xây dựng chức danh công việc của nhân viên y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 31)

7. Nội dung chi tiế t

1.3.1. Xây dựng chức danh công việc của nhân viên y tế

Đối với các tổ chức trải qua nhiều năm phát triển, khi nhìn vào hệ thống cơ cấu tổ chức, chức danh cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề nhức nhối. Cơ cấu cứ thế phình to cùng sự phát triển của tổ chức, tuy nhiên phình to lại mất cân đối, chỗ cần phình thì không phình, chỗ không cần phình thì lại phình, thiết kế vị trí không rõ ràng về yêu cầu và kết quả và yêu cầu năng lực, chồng chéo dẫn đến khó đánh giá kết quả thực hiện công việc và đánh giá năng lực nhân sự…

Cần đảm bảo các nguyên tác khu xây dựng hệ thống chức danh công việc cho nhân viên như sau:

- Thiết kế vị trí một cách khách quan, không phụ thuộc duy nhất vào khả năng của người hiện đang nắm giữ, xây dựng vị trí chuẩn, không nhìn vào người hiện tại.

- Gọi tên thống nhất với cùng một chức danh công việc có cùng yêu cầu kết quảđầu ra

- Vị trí được thiết kế đảm bảo rõ ràng về kết quả đầu ra và yêu cầu năng lực để dễ dàng đánh giá năng lực nhân sự sau này

- Một bộ phận đương nhiên có một cấp trưởng, nếu có thêm 1 vị trí quản lý (cấp phó, trưởng bộ phận) khi 1 hoặc nhiều điều kiện cùng xảy ra:

• Đa dạng về lĩnh vực chuyên môn

• Đa dạng vềđịa lý

• Đông nhân sự

- Trưởng phòng quản lý chung đồng thời cần phụ trách trực tiếp một mảng chuyên môn của Phòng, phó phòng phụ trách mảng chuyên môn còn lại.

Hệ thống chức danh nghề nghiệp nhân viên y tếđược xây dựng như sau: - Theo cấp quản lý:

+ Cấp quản lý cấp cao: là Giám đốc và các phó giám đốc

+ Cấp quản lý cấp trung là người đứng đầu các đơn vị thuộc Bệnh viện trong đó có quản lý cấp khoa chuyên môn gồm: Trưởng khoa, phó khoa và

Điều dưỡng trưởng. Cấp quản lý này được quy định cụ thể trong phân công chức năng, nhiệm vụ các cấp trong quy chế bệnh viện của Bộ Y tế :

Đứng đầu khoa là trưởng khoa Dưới sự lãnh đạo của giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chịu trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức, thực hiện các hoạt

động của khoa và các nhiệm vụđược giao.

Phó trưởng khoa là người giúp việc cho trưởng khoa quản lý, điều hành các hoạt động chung của khoa theo chức năng, nhiệm vụđược giao…

Điều dưỡng trưởng là người giúp việc cho trưởng, phó khoa quản lý đội ngũĐiều dưỡng trong khoa.

+ Cấp cơ sở chính là nhân viên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành làm việc tại các khoa và các phòng ban chức năng…

- Theo ngạch viên chức: * Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm: • Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01 • Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02 • Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03 * Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm: • Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04 • Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05 • Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06 * Chức danh y sĩ: • Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07 * Đối với nhóm chức danh điều dưỡng: • Điều dưỡng hạng II: Mã số: V.08.05.11

• Điều dưỡng hạng III: Mã số: V.08.05.12 • Điều dưỡng hạng IV: Mã số: V.08.05.13 * Đối với nhóm chức danh hộ sinh: • Hộ sinh hạng II: Mã số: V.08.06.14 • Hộ sinh hạng III: Mã số: V.08.06.15 • Hộ sinh hạng IV: Mã số: V.08.06.16 * Đối với nhóm chức danh kỹ thuật y: • Kỹ thuật y hạng II: Mã số: V.08.07.17 • Kỹ thuật y hạng III: Mã số: V.08.07.18 • Kỹ thuật y hạng IV: Mã số: V.08.07.19 - Theo trình độ chuyên môn

+ Bác sỹ: BS đa khoa, CKI, thạc sỹ, CKII, Tiến sỹ, Phó giáo sư, Giáo sư… + Điều dưỡng: CKII, CKI, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp + Kỹ thuật viên: CKII, CKI, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp + Hộ sinh: CKII, CKI, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (Trang 29 - 31)