Những yếu tố ảnh hƣởng đến độ chứa khí và khả năng thoát khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phòng cháy nổ khí mêtan (CH4) trong các hầm lò khai thác than ở việt nam (Trang 51 - 53)

Độ chứa khí mêtan là lƣợng khí mêtan tính bằng m3 khí ở điều kiện tiêu chuẩn có trong một tấn than khối cháy trong vỉa than. Đơn vị là m3

CH4/tKC

Độ thoát khí mêtan tương đối là lƣợng khí mêtan tiêu chuẩn thoát ra tính trên một tấn than khai thác trong một ngày đêm, chỉ áp dụng đối với khu vực lò chợ. Đơn vị tính là: m3 CH4/tngđ.

Độ thoát khí mêtan tuyệt đối là lƣợng khí mêtan tiêu chuẩn tính theo thể tích thoát ra trong một đơn vị thời gian, áp dụng đối với tất cả các khu vực, cả lò chuẩn bị và lò chợ. Đơn vị tính thƣờng là m3CH4/phút.

a, Ảnh hưởng của điều kiện mỏ địa chất

Các yếu tố địa chất quyết định đến sự phân bố các loại khí của một khu mỏ gồm: - Đặc điểm hình thành, cấu tạo vỉa than (giai đoạn hình thành than)

52

Cánh Bắc là vùng đồi núi cao, bị bào mòn, vỉa than (vỉa than là khu vực chứa than có thể khai thác đƣợc) xuất lộ tốt nên điều kiện thoát khí tốt.

Cánh Nam là vùng đồi núi thấp, vỉa than đa phần nằm sâu dƣới tầng đất phủ, vỉa xuất lộ (vỉa xuất lộ là vỉa than thuộc vùng đồi núi, dễ bào mòn) không hoàn chỉnh nên điều kiện thải khí khó hơn.

Trong toàn mỏ Mạo Khê có 18 đứt gãy lớn nhỏ cắt chéo theo hƣớng Tây-Bắc. Đứt gãy A-A của mỏ Mạo Khê có biên độ dịch chuyển đến hàng nghìn mét và đới hủy hoại tới 350m tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát khí.

- Đặc điểm nứt nẻ:Số lƣợng nứt nẻ và sự nối thông giữa các khe nứt.

- Điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn: Các loại cát, đá với nhiều cỡ hạt khác nhau ảnh hƣởng đến khả năng thải khí. Vùng này thƣờng lộ ra ngoài do bị phong hóa, bào mòn và có nhiều nứt nẻ.

- Đặc điểm của phƣơng pháp điều khiển vách đá trong quá trình khai thác ảnh hƣởng lớn đến độ thoát khí: Khi khấu than, quá trình điều khiển vách đất đá, trụ bị biến dạng, dịch chuyển hoặc sập đổ làm phá vỡ sự đồng nhất của đất đá, sinh ra hàng loạt khe nứt có kích thƣớc khác nhau đã hình thành các kênh dẫn khí thuận lợi làm tăng khả năng thải khí và giảm rất nhiều độ chứa khí cục bộ của từng cánh.

b, Ảnh hưởng của kỹ thuật, công nghệ khai thác đến sự thoát khí mêtan

- Ảnh hƣởng của hệ thống khai thác: Việc đào trƣớc các đƣờng lò chuẩn bị, khoảng cách các đƣờng lò chuẩn bị và khoảng thời gian từ thời điểm kết thúc đào lò chuẩn bị đến lúc bắt đầu mở lò chợ.

- Ảnh hƣởng của quy trình công nghệ: Các phƣơng pháp và thiết bị khấu than làm tăng diện tích thoát khí. Sự tác động của áp lực mỏ và các thiết bị khấu than khiến cho khối than xuất hiện nhiều khe nứt làm tăng cƣờng độ xuất khí trong lò chợ.

c, Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu

Chế độ nhiệt độ vùng mỏ ảnh hƣởng lớn đến việc thoát khí trong mỏ. Hạ áp tự nhiên do chênh lệch độ cao và chênh lệch nhiệt độ đóng vai trò nhƣ quạt phụ thúc đẩy

53

quá trình thoát khí từ không gian khai thác lên mặt đất cũng nhƣ từ lò chợ và khu vực đƣờng lò chuẩn bị ra mạng thông gió chung của toàn mỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phòng cháy nổ khí mêtan (CH4) trong các hầm lò khai thác than ở việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)