Không gian tìm kiếm của truy vấn

Một phần của tài liệu Truy vấn và tối ưu hoá truy vấn trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Trang 25 - 27)

Sử dụng tập các danh sách với các phần tử chứa các thành phần của siêu đồ thị, sau đó lần lượt duyệt tập các danh sách tương ứng để xác định các phương án thực thi truy vấn.

Thuật toán 3.12. Không gian tìm kiếm của truy vấn.

Vào: Siêu đồ thịH

Ra: Không gian tìm kiếm với tổng số các phương án thực thi truy vấn

Phương pháp:

(1) Sắp xếp các lớp, các siêu cạnh đối tượng, điều kiện và các siêu cạnh kết nhập vào tập danh sách {L1}

// Bước 1: Ước lượng các siêu cạnh điều kiện và siêu cạnh kết nhập (2) for mỗi danh sách L1 do

(3) for mỗi siêu cạnh E do

(4) if E là siêu cạnh kết nhập then

(5) Bổ sung EAj vào L1 sau siêu cạnh cuối cùng Ek //Thuật toán 3.11

(6) else if E là siêu cạnh điều kiện then

(7) Ước lượng các siêu cạnh điều kiện //Thuật toán 3.10 (8) Kết quả thu được là danh sách {L1’}

// Bước 2: Uớc lượng các siêu cạnh đối tượng (9) for mỗi danh sách L1’ do

(10) for mỗi siêu cạnh đối tượng do

(11) Thực hiện các ước lượng với các siêu cạnh điều kiện tương ứng (12) Kết quả lưu ở danh sách {L2}

// Bước 3: Ước lượng các kết nối (13) for mỗi danh sách L2 do

(14) for mỗi siêu cạnh do

(15) Ước lượng các kết nối trên các lớp (16) Kết quả là danh sách {L3};

Tập các danh sách {L3} là không gian tìm kiếm của các phương án thực hiện truy vấn. Ký hiệu KGTK là tổng số các phương án thực thi truy vấn đối tượng trong không gian tìm kiếm.

Định lý 3.3. Không gian tìm kiếm trong thuật toán 3.12 có tổng số các phương án thực thi truy vấn là: (p + q! + 2q – 1) ≤ KGTK ≤ (q! + p.2q – 1), trong đó, q là số các siêu cạnh của siêu đồ thị, p là chi phí của các phép toán đại số.

KT LUN

Mục đích của luận án là nghiên cứu về ngôn ngữ truy vấn đối tượng và tối ưu hoá truy vấn đối tượng trên CSDL hướng đối tượng. Các kết quả

chính của luận án đạt được là:

- Nghiên cứu mô hình chi phí xử lý truy vấn tổng quát trong CSDL hướng đối tượng, mở rộng định lý ước lượng số trang truy xuất khi thực hiện việc chọn ngẫu nhiên một số đối tượng trong trường hợp kiểu đối tượng là kiểu sưu tập và có ảnh hưởng của kích thước trang bộ nhớ.

- Đề xuất phương pháp chuyển đổi lược đồ hướng đối tượng sang lược

đồ quan hệ nhúng, cải tiến và hoàn chỉnh các thuật toán biên dịch truy vấn

đối tượng OQL về truy vấn quan hệ SQL.

- Mở rộng thuật toán tối ưu hoá truy vấn đối tượng dựa vào tập luật và các quy tắc tối ưu hoá truy vấn đối tượng tổng quát. Trong đó, luận án đã chứng minh tính tương đương trong chuyển đổi của truy vấn OQL và đại số đối tượng, điều này đảm bảo cho các biến đổi trên các biểu thức đại số đối tượng là bảo toàn tương đương.

- Đưa ra khái niệm siêu đồ thị kết nối đối tượng, sử dụng ký pháp siêu

đồ thị, đề xuất phương pháp biểu diễn truy vấn OQL bằng siêu đồ thị kết nối

đối tượng. Từ đó, xây dựng thuật toán khởi tạo siêu đồ thị kết nối đối tượng trong trường hợp truy vấn lồng và xây dựng thuật toán ước lượng các siêu cạnh trong siêu đồ thị kết nối đối tượng, thu gọn siêu đồ thị kết nối.

- Xây dựng không gian tìm kiếm của truy vấn đối tượng dựa trên siêu

đồ thị kết nối đối tượng và xác định giá trị của tổng số các phương án thực thi truy vấn trong không gian tìm kiếm.

Những vấn đềđặt ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:

- Sử dụng mô hình ước lượng chi phí truy vấn (mục 2.4) và không gian tìm kiếm của truy vấn để xác định phương án thực thi truy vấn tối ưu.

- Cài đặt bộ chuyển đổi lược đồ tự động giữa lược đồ hướng đối tượng và lược đồ quan hệ nhúng. Tích hợp các môđun biên dịch và tối ưu hoá truy vấn đối tượng trong hệ thống CSDL đối tượng – quan hệ.

- Cài đặt các phương pháp tối ưu hoá truy vấn đối tượng đã đề xuất trong một hệ QTCSDL hướng đối tượng như hệ ObjectStore.

- Sử dụng CSDL suy diễn và chương trình datalog để biểu diễn truy vấn đối tượng và tối ưu hoá trên chương trình datalog.

Một phần của tài liệu Truy vấn và tối ưu hoá truy vấn trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)