Biện pháp 6: Bồi dưỡng việc xây dựng ý kiến trong sinh hoạt chuyên môn và trong giao tiếp với phụ huynh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non (Trang 30 - 33)

môn và trong giao tiếp với phụ huynh.

* Đối với buổi sinh hoạt chuyên môn

- Một thực trạng mà chúng ta thấy thường diễn ra ở các nhà trường, không chỉ giáo viên cũ mà giáo viên mới hầu như họ chỉ ngồi im với tính chất “ thứ nhất ngồi lỳ, thứ nhì đồng ý”. Giáo viên thường ngại phát biểu vì sợ khi phát biểu sai sẽ bị mọi người chê cười và rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho cuộc họp đơn giản, tính xây dựng hạn chế. Sau một vài cuộc họp như vậy, tôi đã thống nhất cùng các tổ cần thay đổi hình thức họp. Mỗi tháng họp tổ một lần và mỗi lần kiến tập cần rút kinh nghiệm, trong khi sinh hoạt giáo viên cần phải đưa ra ý kiến, đúng hoặc sai, rõ quan điểm của mình và cần rút ra bài học như thế nào?

VD: Hôm nay, tổ 3 tuổi họp rút kinh ngiệm trong buổi kiến tập thực hiện hoạt động Khám phá về : Phương tiện giao thông đường bộ.

Sau khi dự giờ các đồng chí nhận thấy giờ hoạt động như thế nào? + Về nội dung: đã phù hợp chưa?

+ Về phương pháp đã đúng chưa? + Sử dụng CNTT có phù hợp không?

Có thể mời từng đồng chí phát biểu trao đổi về phương pháp. Những đồng chí chuyên môn cứng có thể gợi ý, đưa ra ý kiến nhận xét khái quát của mình để cho giáo viên khác tiếp tục phát biểu

Đối với cuộc họp tập thể giáo viên toàn trường : Tôi đã triển khai cụ thể từng nội dung đánh giá kết quả đạt được của tháng trước và triển khai chương trình công tác tháng sau gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên để so sánh đối chiếu từ đó giáo viên có hướng khắc phục và phát huy. Trong buổi họp mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên cần nêu cao tính phê và tự phê bình các giáo viên cần tập trung xây dựng những ý kiến về mọi mặt trong nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng hội họp có hiệu quả.

Qua buổi sinh hoạt tổ, họp chuyên môn, họp hội đồng toàn trường. Người quản lý cần nghiêm túc triển khai, quán triệt tới tập thể một cách cụ thể chi tiết tạo môi trường gần gũi mang tính tập trung đoàn kết nhất chí. Từ đó hình thành trong mỗi giáo viên một nguyên tắc chung về buổi sinh hoạt, buổi họp. Một nội dung sinh hoạt bổ ích, giáo viên được trao đổi, được trải nghiệm kinh nghiệm, giúp cho việc thực hiện quy chế chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

* Đối với phụ huynh

- Cô giáo ở mọi lúc mọi nơi cần niềm nở với phụ huynh. Lắng nghe ý kiến của phụ huynh, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như trao đổi với phụ huynh một cách tế nhị. Trong các buổi họp, phụ huynh cần chú ý lắng nghe ý kiến phản ánh, xây dựng của phụ huynh và giải đáp, tiếp thu kịp thời đề nghị của các bậc phụ huynh.

- Xây dựng các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục. Ủng hộ đồng tình kế hoạch của nhà trường. Giáo viên, nhà trường phải là chỗ dựa tin tưởng của các bâc phụ huynh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w