Nghiên cứu khả th

Một phần của tài liệu Chương I HOẠT ĐỘNG đầu tư xây DỰNG (Trang 31 - 32)

- 158 triệu USD của WB

1.5.3. Nghiên cứu khả th

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi (theo NĐ16 gọi là lập dự án đầu tư)

Nghiên cứu khả thi là nghiên cứu các vấn đề còn lại của tổng thể các vấn đề cần nghiên cứu của dự án và đề ra các giải pháp có tính khả thi. Dự án khả thi phải phản ánh đầy đủ các khía cạnh mà một dự án phải thể hiện với độ chính xác cao về mặt kinh tế - kỹ thuật.

Đặc điểm nghiên cứu nội dung của dự án trong giai đoạn này là đi sâu nghiên cứu những vấn đề đã được nghiên cứu sơ bộ ở giai đoạn trước.

Lập dự án đầu tư là nghiên cứu tiền đầu tư (trước đầu tư). Thực chất là một báo cáo đánh giá chi tiết các khía cạnh: kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường, xã hội, thể chế và thương mại của dự án để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu; làm cơ sở ra quyết định đầu tư. Phân tích khía cạnh tài chính là quan tâm đến doanh nghiệp, đến nhà đầu tư, nhất là đối với các tổ chức làm dự án

đầu tư để kinh doanh; còn phân tích kinh tế là quan tâm tới toàn bộ quốc gia, nhằm đánh giá tác động của dự án lên cả nền KTQD. Nghiên cứu cần mang tính định lượng để giúp cho người lãnh đạo có căn cứ ra được quyết định có hiệu quả, đặc biệt với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách.

Làm DAĐT như là bảo hiểm để chống lại các quyết định và thiết kế không tốt trong đầu tư; chi phí cho làm dự án giống như bỏ tiền để mua bảo hiểm chống lại quyết định sai lầm trong đầu tư. Nỗ lực chuẩn bị dự án là sự đầu tư tốt, làm giảm khối lượng phát sinh và thay đổi trong quá trình thực hiện dự án sau này.

Chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực để lập lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư (NĐ 16: tương ứng là báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

Một phần của tài liệu Chương I HOẠT ĐỘNG đầu tư xây DỰNG (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w