Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy – chế tài

Một phần của tài liệu TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (Trang 27 - 30)

2. Tổ chức – hoạt động của phòng Văn hóa và Thông tin Quận 1

2.2.2. Thực hiện triển khai các văn bản pháp quy – chế tài

Khi thu nhập xã hội tăng lên, một bộ phận chủ cơ sở karaoke vì hám lợi đã có những biểu hiện tiêu cực trong kinh doanh và tổ chức hoạt động trá hình, biến tướng gây nhiều bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế là do công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện ở từng địa phương. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; các điều kiện hoạt động quy định chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Trên thực tế đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy nhà nước nhằm lập lại trật tự xã hội.

Từ khi Nghị định 11 của Chính phủ; thông tư 54/TT của Bộ văn hóa và nghị định 56/CP của Chính phủ vừa mới ban hành. Theo thông tin từ mạng Internet, đến nay đã có trên 72.000 ý kiến phản ảnh từ các cơ quan ngôn luận, những đặt câu hỏi của người dân quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này…

Trong nghị định 11 nổi lên một số nội dung mới như: ý kiến đồng ý của 2 hộ liền kề; cơ sở karaoke không chỉ cách trường học mà còn phải cách bệnh viện, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, di tích - lịch sử văn hóa và cơ quan hành chính nhà nước; mỗi phòng karaoke chỉ sử dụng 1 nhân viên phục vụ… Tuy nhiên, do quy định còn quá chung chung nên quá trình triển khai tại địa phương rất khó hoặc không thể áp dụng cho thật phù hợp.

Qua thống kê tại Quận 1, đã có 07 cơ sở karaoke không đảm bảo cách trên 200m theo quy định từ trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hoá, cơ quan hành chính nhà. Công an đã thu hồi giấy an ninh trật tự

vì các cơ sở này nằm trong “vùng cấm”, có thể không ít các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke sẽ phải dời đi chỗ khác hoặc ngừng hoạt động, nhưng dời đi đâu lại là một vấn đề đáng phải bàn; điều đó phụ thuộc vào quy hoạch cụ thể của từng địa phương. Còn các cơ sở có thời hạn trước ngày văn bản ban hành cũng chỉ được phép kinh doanh đến hết thời hạn trong giấy phép mà thôi.

Một chủ cơ sở làm đơn “kêu cứu” vì cơ sở đang hoạt động từ năm 1995 đến nay thì nhà nước cho xây dựng trường học gần cơ sở karaoke của mình. Theo quy định khoảng cách 200m thì cơ sở này đương nhiên nằm trong vùng cấm, vậy là phải chịu chịu cảnh “treo giấy phép”. Tương tự, có nhiều ý kiến của chủ cơ sở bức xúc, vì trên thực tế họ đã bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng, nay không được kinh doanh thì biết phải làm sao? Đây là vấn đề đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu, xem xét để có những điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. Trước mắt, Nghị định thì vẫn phải chấp hành và ngành văn hóa cũng không thể làm gì khác hơn. Được biết, phòng văn hóa và thông tin Quận 1 đã kiến nghị với Sở văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố về những trường hợp trên, có thể những cơ sở này sẽ được gia hạn thêm một thời gian nữa, nhưng thực tế vẫn chỉ là trên bàn giấy.

Riêng đối với các cơ sở kinh doanh khi xác định khoảng cách chỉ thiếu 1m hoặc 2 m thì giải quyết ra sao? Về lý, về tình rất khó giải quyết. Về việc này, theo kiến nghị của Thanh tra sở Văn hóa – thể thao và du lịch Thành phố “nếu chủ cơ sở trong quá trình hoạt động đảm bảo chấp hành các quy định, không có đơn thư phản ảnh của dân thì có thể đề nghị xem xét tiếp tục gia hạn”.

Cũng có nhiều ý kiến thắc mắc về khái niệm “Trường học” quy định trong Nghị định 11, và thông tư 54 cũng không thấy hướng dẫn rõ trường học gồm các trường nào trong hệ thống giáo dục? Có quan niệm cho rằng trường học là trường dạy chữ (THCS, THPT…), vậy các trường dạy nghề công nhân kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật …có nằm trong quy định cấm hay không?

Qua 3 lần văn bản nhà nước điều chỉnh quy định diện tích phòng karaoke (Nghị định 87- 88/CP là 14m2; theo Thông tư số 35/2002/TT-BVHTT ngày 20/12/2002, quy định phòng karaoke có diện tích 20m2 kể cả công trình phụ, Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 quy định phòng karaoke phải có diện tích 20m2 không kể công trình phụ), đã làm cho các chủ cơ sở điêu đứng vì nếu muốn tiếp tục kinh doanh phải phá bỏ phần diện tích công trình phụ, rất tốn kém. Thiết nghĩ, quy định này không mang lại hiệu quả gì cho việc ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trong phòng karaoke mà đáng quan tâm là ý thức của chủ trong tổ chức kinh doanh, lương tâm đạo đức của người hành nghề, sự sâu sát giáo dục

gần gũi của các tổ chức đoàn thể ở địa bàn dân cư thì mới có thể làm lành mạnh hóa môi trường hoạt động karaoke.

Cũng theo Nghị định 11, ngay trong thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke phải có kèm văn bản đồng ý của các hộ liền kề trong khu dân cư. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nếu các hộ liền kề có kiến nghị không chấp thuận về quán karaoke ngay trong thời gian quán karaoke đang hoạt động thì phải làm thế nào? Câu trả lời của ông Phan An Sa, Chánh Thanh tra Bộ VHTT là hộ đó chỉ việc gửi đơn khiếu nại lên cấp chính quyền cơ sở và họ sẽ có trách nhiệm phải giải quyết. Tương tự, đối với các phòng karaoke có diện tích chưa đủ 20m2 sẽ tạm thời được gia hạn thêm một thời gian nữa để chỉnh sửa. Riêng các quy định về việc dùng cửa toàn bộ bằng kính không màu, bỏ chốt cửa bên trong, không đặt thiết bị báo động, sử dụng ánh sáng điện tối thiểu 2W/m2, chỉ dùng một nhân viên duy nhất trên 18 tuổi cho một phòng karaoke ... thì phải được áp dụng ngay lập tức.

Điều 42 nghị định 11 quy định: "Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác và tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động karaoke tại nơi công cộng nhưng không kinh doanh thì không phải xin giấy phép..." thì ngay lập tức cũng xuất hiện nhiều hộ kinh doanh lợi dụng để lẩn tránh sự kiểm soát. Có trường hợp cơ sở karaoke bị rút giấy phép karaoke, đã tháo bỏ biển hiệu karaoke, trưng bày biển hiệu ăn uống, giải khát lên. Khi ghi hóa đơn thì tính tiền tăng giá các món ăn, dịch vụ và... không ghi giá tiền hát karaoke, nhưng thực chất vẫn là ăn uống, hát xướng như trước kia. Các đoàn thanh, kiểm tra biết rõ nhưng xử lý không đơn giản vì danh chính ngôn thuận họ không kinh doanh karaoke.

Theo Nghị định 11 quy định không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke. Nhưng Nghị định 56 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 đến 500 ngàn đồng đối với một trong các hành vi cho người say rượu, bia vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke. Hai nghị định ban hành cách nhau không xa, tuy nhiên đã cho thấy sự thiếu sự đồng bộ, nên khi áp dụng trong xử phạt hành chính đã gặp không ít khó khăn.

Trước những bất cập và ý nhiều ý kiến phản ảnh từ nhiều phía. Mới đây, ngày 28/8/2006, Bộ Văn hóa thông tin đã ban hành Thông tư 69/2006/TT- BVHTT, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP.

Theo đó, một số điều còn gây thắc mắc, bức xúc trong quy chế đã được giải thích và hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn. Ví dụ như khoảng cách từ 200m trở lên chỉ

áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện...có trước, chủ địa điểm kinh doanh, đăng ký kinh doanh hoặc xin giấy phép kinh doanh sau.

Về quy định, địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề. Vấn đề này sẽ được hiểu và thực hiện là: hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin giấy phép kinh doanh sau. Trong trường hợp người kinh doanh đã được cấp giấy kinh doanh trước, hộ liền kề đến ở sau thì hộ liền kề không có quyền có ý kiến (theo quy định tại khoản 5 điều 38 của quy chế).

Các đối tượng sau đây phải ngừng kinh doanh kể từ ngày Thông tư có hiệu lực: các phòng karaoke có diện tích từ 14m2 đến 20m2 trong các cơ sở lưu trú du lịch từ một sao trở lên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày Nghị định 11/2006/NĐ-CP có hiệu lực. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử thì thời hạn kinh doanh và địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại giấy phép đã được cấp.

Với những hướng dẫn và quy định khá cụ thể trong Thông tư 69/2006/TT- BVHTT vừa nêu, đã giải quyết một số ý kiến thắc mắc cũng như những bức xúc của dân. Do vậy, trong thời gian tới, công tác tổ chức, triển khai quản lý, cấp đổi giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke của các cấp Chính quyền và cơ quan chuyên môn văn hóa chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w