So sánh hiệu suất các phương án lựa chọ n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán tối ưu hóa trạm nguồn thủy lực kiểu bơm bình tích năng cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành (Trang 78 - 82)

Sau khi tính toán hiệu suất các phương án lựa chọn thiết bị trạm nguồn cho cung một hệ thống với điều kiện đảm bảo được điều kiện vận hành yêu cầu của hệ

thống, ta đưa ra bảng so sánh hiệu suất cho từng phương án lựa chọn. Kết quả như

 

Bảng 4.5So sánh hiệu suất giữa các phương án lựa chọn

Phương án lựa chọn Hiệu suất

Phương án I. Hệ thống có cấu hình truyền thống có nguồn là một bơm cố định

2,6%

Phương án II. Hệ thống có nguồn sử dụng nhiều máy bơm 26% Phương án III. Hệ thống sử dụng một máy bơm có lưu lượng cố

định và một bộ khuyech đại áp suất

23,3&

Phương án IV. Hệ thống sử dụng van điền đầy và một xy lanh tăng tốc

69,1%

Phương án V. Hệ thống sử dụng một bơm kết hợp một bình tích năng

72%

Nhận xét: Thông qua bảng so sánh hiệu suất sử dụng năng lượng cho cùng một cơ cấu chấp hành nhưng khác nhau về cấu tạo hệ thống nguồn thì ta nhận thấy

ưu điểm vượt trội của phương án kết hợp giữa bơm nguồn và bình tích năng.

Trên đây là phương án so sánh cho một hệ thống tuy chỉ có một cơ cấu chấp hành nhưng lại hoạt động ở nhiều cấp khác nhau. Điều này tương đương với một hệ thống nhiều cơ cấu chấp hành hoạt động độc lập. Vì vậy kết quả từ việc so sánh này cũng có thể áp dụng đối với hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành.

 

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán tối ưu hóa trạm nguồn thủy lực kiểu bơm – bình tích năng cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành là một đề

tài nghiên cứu tương đối rộng. Mặc dù mô hình trong thực tế đã được sử dụng rất nhiều trong các dây chuyền công nghệ, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể về

phương pháp tính lựa chọn sơđồ và kết cấu cho hệ thống.

Trên cơ sở đề tài đã chọn, tác giả đã đưa ra các căn cứ để xây dựng có sở lý thuyết tính toán trạm nguồn thủy lực cho hệ thống điều khiển nhiều cơ cấu chấp hành hoạt động lệch pha nhằm tối ưu chỉ tiêu kinh tế và năng lượng.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được các vấn đề sau:

- Phân tích ưu nhược điểm của việc lựa chọn thiết bị trạm nguồn cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành;

- Các loại tổn thất thủy lực trong hệ thống truyền động thủy lực;

- Cơ sở lý thuyết tối ưu hóa trong thiết kế trạm nguồn thủy lực cho hệ truyền

động nhiều cơ cấu chấp hành;

- Bài toán ứng dụng trong thiết kế. Đưa ra một mô hình bài toán cụ thể. Thông qua đó tính toán các phương án lựa chọn và so sánh hiệu suất sử dụng năng lượng giữa các phương án.

- Dựa vào kết quả phân tích so sánh các phương án lựa chọn, đánh giá hiệu quả kết hợp giữa trạm bơm nguồn và trạm bình tích cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ của bộ môn Máy và Tự động thủy khí, Viện Cơ khí Động lực, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc.

Kiến nghị:

Trong phạm vi bài viết mới chỉ đề cập về mặt lý thuyết đến việc tối ưu hóa trong tích hợp trạm nguồn cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành. Nhưng trên thực tế, để có thể đưa ra kết luận có tính thực tiễn thì cần phải tính toán, áp dụng trên nhiều mô hình cụ thể.

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng nên tác giả đề xuất được tiếp tục

đi sâu nghiên cứu trên nhiều mô hình khác nhau, đặc biệt là trên những dây chuyền công nghiệp hiện đại đã và đang được ứng dụng trong thực tế. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng được chương trình mô phỏng và thử nghiệm cho từng phương án lựa chọn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] Hệ thống điều khiển bằng thủy lực – Nguyễn Ngọc Phương, Huỳnh Nguyễn Hoàng, Nhà XBGD, 2000

[2] Hệ thống điều khiển tự động thủy lực – Trần Xuân Tùy, Nhà XBKH Và KT, HN 2002

[3] Truyền động dầu ép trong máy cắt kim loại – Nguyễn Ngọc Cẩn, ĐHBKHN 1974

[4] Truyền động thủy lực thể tích – Nhà XB ĐHBKHN 1977 Tài liệu tham khảo tiếng Anh

[5] Martin H.R The Control of Fluid Power, London – England, Longman Group 1973

[6] Bank D.D and Bank D.S Industrial Hydraulic System, New York, Prentice Hall 1988

[7] Basic Fluid Power Research Journal, vol 1. FPRC, Oklehoma State University, 1989

[8] Hydraulic Component Design and Selection – E.C.Fitch, I T. Hong Published and Reprinted by V&M SYSTEM CONSULTANCY LTD 1997

[9] BASTA T.M – HYDRAULIC DRIVE. MOSKVA – 1969

[10] Basic Principles and Components of Fluid Technology RudiA. Lang Mannesmann Rexroth GmbH 1991

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán tối ưu hóa trạm nguồn thủy lực kiểu bơm bình tích năng cho hệ thống thủy lực nhiều cơ cấu chấp hành (Trang 78 - 82)