Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ôn THI đại học bài thơ tây TIẾN (quang dũng) (Trang 29 - 34)

- Trích dẫn nhận xét.

II. Thân bài

1. Cảm hứng lãng mạn của bài thơ

a. Cảm hứng lãng mạn là gì?

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng thể hiện cái “tôi” đầy tình cảm và trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

Lãng mạn là cảm hứng chủ đạo của nhà thơ Quang Dũng ở bài thơ Tây Tiến. Chính nguồn cảm hứng ấy đã biến thành nguồn cảm xúc tuôn trào, thôi thúc nhà thơ sáng tác. Do đó, bài thơ viết về Tây Bắc và những người lính Tây Tiến nhưng lại là một tác phẩm trữ tình, một cái tôi cá nhân đầy cảm xúc, với nỗi nhớ khi đong đầy, tràn ngập, khi bâng khuâng, luyến tiếc.

- Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thường tô đậm cái phi thường, cái có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Nó thường xuyên sử dụng thủ pháp đối lập.

b. Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ: - Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái nhìn đối với thiên nhiên:

+ Thiên nhiên Tây Bắc với núi đồi trùng điệp, hiểm trở, nhưng với con mắt của những người lính Tây Tiến, những cảnh tượng ấy lại có vẻ đẹp tươi mới, hấp dẫn của sự khám phá, kiếm tìm.

+ Hơn nữa, người lính Tây Tiến còn tìm thấy ở đó những cảnh thơ mộng. - Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở chân dung người lính lãng mạn, hào hoa: + Xem thường nguy nan, xem thường bệnh tật, cái chết.

+ Ấp ủ nhiều ước mơ tươi đẹp.

- Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở giọng điệu (khi mềm mại, thiết tha, lúc hùng tráng, khoẻ mạnh), ở thủ pháp tương phản (hình ảnh), từ ngữ ước lệ... Đây là những hình thức nghệ thuật rất đặc thù của thơ ca lãng mạn nói chung.

- Cả bài thơ là nỗi nhớ nồng nàn của nhân vật trữ tình. Từ “nhớ” được nhắc tới nhiều lần. Hình ảnh trong thơ phần lớn là hình ảnh của kí ức.

- Trí tưởng tượng phong phú của nhân vật trữ tình tạo cho bài thơ được nhiều hình ảnh độc đáo: “sương lấp”, “súng ngửi trời”, “thác gầm thét”, “sông Mã gầm lên khúc độc hành”… - Nhiều hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc với dốc cao, núi đứng, thác dữ, mưa lớn…; Vẻ thơ mộng trữ tình của nó với “hồn lau”,

“chiều sương”, “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ.

- Tâm hồn mộng mơ, lãng mạn của người lính Tây Tiến: Say mê ngắm vẻ đẹp thiên nhiên trên đường hành quân, hào hứng tổ chức những đêm lửa trại, giữ trong tim hình ảnh những kiều nữ duyên dáng, thanh lịch Hà thành.

- Sử dụng triệt để thủ pháp đối lập: đối hình, đối thanh, đối trong tính cách…

2. Âm hưởng bi tráng của bài thơ

a. Thế nào là âm hưởng bi tráng?

- Bi tráng là buồn đau mà không bi lụy, vẫn mạnh mẽ, rắn rỏi, gân guốc. b. Những biểu hiện của âm hưởng bi tráng.

Tính chất bi tráng luôn bao hàm cả hai yếu tố "bi" và "tráng", đau thương và cao cả. Cả hai yếu tố này gắn bó, cái bi hàm nền, tôn vinh sự hùng tráng, cao cả. Tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến thể hiện ở:

- Sự miêu tả trực tiếp, không né tránh những khắc nghiệt, nguy nan luôn rình rập người lính Tây Tiến trên những bước đường hành quân (địa hình hiểm trở, thú rừng hung

dũ, bệnh tật...). Đặc biệt, Quang Dũng đã không ngần ngại khi nói đến cái chết, điều mà văn học kháng chiến trong thời gian dài thường né tránh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ ... Áo bào thay chiếu anh về đất

- Nhưng khi miêu tả những cảnh đau thương, kể cả cái chết, lời thơ Quang Dũng không làm mềm lòng người đọc. Trái lại, tính chất hùng tráng đã bật lên từ cái bi, bởi đó là cái chết vì lys tưởng cao cả (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh); cái chết đã hoá thành bất tử (Áo bào thay chiếu anh về đất).

- Góp phần tạo nên vẻ đẹp bi tráng ở Tây Tiến là những nét đặc sắc về nghệ thuật. Hàng loạt từ Hán Việt (biên giới, biên cương, viễn xứ, chiến trường...), âm thanh gầm thét của sông Mã đã góp phần mang tính chất nghi lễ. Cần lưu ý là khi nói đến cái chết, nhưng Quang Dũng không dùng động từ đó. Cái chết đối với người lính Tây Tiến là một sự dâng hiến và khi đã dâng hiến thì họ trở về với đất nước, ở trong sự chở che, đùm bọc của Tổ quốc.

- Có những hình ảnh được nhắc tới khá nhiều lần như: dốc cao, vực sâu, thú dữ, dịch bệnh…thậm chí ngay cả cái chết. Nói tới cái chết mà không bi lụy, ngược lại còn mang đầy khí phách ngang tàng, hào hùng:

“Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

- Nhiều chi tiết nói về sự can trường, mạnh mẽ, sẵn sàng đương đầu với thử thách, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, quyết theo đuổi đến cùng lí tưởng mà mình đã chọn

“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

3. Đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cảm hứng lãng mạn là ngọn nguồn thôi thức sáng tác đối với Quang Dũng, cũng là vẻ đẹp riêng có ở Tây Tiến.

- Tính chất bi tráng là sự thể hiện cao nhất của nguồn cảm hứng lãng mạn. Chính tính chất bi tráng ấy đã tạo nên tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến.

III. Kết bài

- Bài thơ là bức tượng đài sừng sững vinh danh những người lính anh dũng trong kháng chiến chống Pháp.

- Với bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng, bài thơ để lại âm hưởng hào hùng cho đến mãi muôn đời sau.

Đề 11: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

(Đề thi ĐH khối C năm 2013)

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)

+ Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa.

+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến.

+ “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp.

+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại. 3. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến và bình luận các ý kiến (4,0 điểm)

3.a. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến (2,5 điểm)

- Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước (1,0 điểm)

+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.

+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, ...

- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp

+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa.

+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ...

3.b. Bình luận hai ý kiến (1,5 điểm)

- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn. - Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc.

4.Đánh giá:

Đề 12: Vẻ đẹp về cách sử dụng ngôn từ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

*Gợi ý: I.ĐVĐ:

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp. Cả bài thơ hiện ra như một sự hòa điệu đẹp đẽ giữa thơ - nhạc – họa.

- Bài thơ thể hiện một trình độ tổ chức chất liệu ngôn từ xuất sắc, một cấu trúc thơ đạt tới mức tối ưu, thể hiện một cách đầy đủ các sắc độ chơi vơi trong nỗi nhớ của nhà thơ về một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc.

II.GQVĐ: 1. TQ:

- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, hình thức nghệ thuật ấy dùng để chuyển tải một nội dung sâu sắc.

- Ngôn ngữ thơ cần hiểu là toàn bộ hình thức biểu đạt, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh đến âm thanh, vần, dấu câu, biện pháp tu từ…Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng. Ngôn ngữ thơ ban đầu là ngôn ngữ đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường, ngôn ngữ toàn dân nhưng được các nhà thơ, nhà văn lựa chọn, gọt rũa, nâng lên thành ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà văn là nghệ sĩ ngôn từ. Nói như Maiacôpxki:

Phải tốn phí ngàn cân quặng chữ

Mới cho ra một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.

- Tây Tiến đã thể hiện được vẻ đẹp độc đáo của ngôn ngữ thơ Quang Dũng. 2. Phân tích

a. Cách sử dụng các từ chỉ địa danh

- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, trải dài từ Mai Châu, Châu Mộc, Hòa Bình, qua Lào rồi vòng về miền tây Thanh Hóa…Đây là một vùng đất hoang vu, đầy bí mật. Quang Dũng tạo cho nỗi nhớ của mình những địa danh cụ thể: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch…gợi ra ý niệm về sự hoang sơ. Việc lựa chọn những địa danh xa lạ này đã trở thành một tác nhân kích thích trí tưởng tượng của người đọc, gợi sự tò mò về những bí ẩn “đường rừng”, về xứ lạ phương xa.

- Cả Tây Tiến là nỗi nhớ khôn nguôi về vùng đất một thời trận mạc. Khi nhắc đến những địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lẫn thực tại, tạo nên độ nhòe giữa hai không gian, không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế qua hồn thơ và nỗi nhớ của Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm tâm trí người đọc, giúp họ yên tâm cùng Quang Dũng trôi về một vùng đất đẹp đẽ, dữ dội và mộng mơ, đằm thắm.

- Có một địa danh đi suốt bài thơ là hình ảnh sông Mã. Đó là một dòng sông có thật, nhưng cũng là một sinh thể có hồn, có xúc cảm, nỗi niềm. Chính sông Mã đã cất lên khúc hát trầm hùng tiễn biệt những đứa con của quê hương đi vào cõi bất tử.(Sông Mã gầm lên

khúc độc hành)

Riêng địa danh Mường Hịch trong câu: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” được

dùng rất giỏi. Chữ Hịch, thanh trắc, gắn với chữ cọp cũng thanh trắc khiến người đọc liên tưởng tới bước chân của chúa sơn lâm đang rình rập, đe dọa con người.

b. Sử dụng các động từ mạnh

- Trong bức tranh tả núi, tả dốc, Quang Dũng có một kiểu đo độ cao độc đáo: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Có thể thay chữ“ngửi” bằng chữ “chạm” nếu nói về độ cao thuần túy. Nhưng chữ chạm dễ làm cho ý thơ yếu đi, chữ ngửi mới là yếu tố làm cho câu thơ trở nên sinh động. Với động từ này, người đọc có thể cảm nhận được ba lớp nghĩa:

+ Độ cao chóng mặt

+ Sự tinh nghịch, một cách nói rất lính. Biện pháp nhân hóa nhấn mạnh một thực tế những chàng trai HN vừa hào hoa, thanh lịch vừa không kém phần dầu dãi, phong trần.

+ Cả câu thơ cho thấy không có một độ cao nào, khó khăn, gian khổ nào ngăn cản nổi bước chân những anh hùng vệ quốc.

- Cách nói: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một cách nói lạ. Chữ gục trong câu thơ này vừa có tính tạo hình vừa có tính biểu cảm cao. Một mặt chữ “gục”giúp Quang Dũng tránh được các từ chết, hi sinh…mặt khác nó vẫn giữ được cái thực tế nghiệt ngã và trần trụi của cuộc chiến. Câu thơ vì thế không rơi vào bi lụy, hình ảnh thơ không bị thô. Đặc biệt việc kết hợp gục với bỏ quên đời đã làm nảy lộ một cái nhìn: với người lính Tây Tiến, cái chết trở nên "nhẹ tựa hồng mao".

- Câu thơ “Sông mã gầm lên khúc độc hành”tiêu biểu cho thi hứng. Chữ gầm được dùng rất đắc địa. Nó là âm vang của sông núi, là điệu kèn vĩnh quyết, là khúc hát bi tráng. c.Hệ thống từ Hán Việt:

- Từ Hán Việt tạo ra màu sắc cổ kính cho thơ. Đoạn thơ thứ ba của bài xuất hiện dày đặc các từ Hán Việt: đoàn binh, biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành…Trong những năm tháng cam go, người lính chết vì ốm, đói, rét, bệnh tật…nhiều hơn là chết vì đánh trận. Nếu sử dụng các từ thuần Việt để dựng lại cảnh này mạch thơ rơi vào bi thương, chính các từ Hán Việt đã làm cho màu sắc ảm đạm bị đẩy lùi.

- Từ “đoàn binh” không dùng từ đoàn quân, “đoàn binh” gợi ra được cả khí thế xung trận, sẵn sàng chiến đấu.

- Chi tiết “Áo bào”là một chi tiết có khả năng làm đẹp, làm sang, để át đi một thực tế khắc nghiệt: những người lính khi hi sinh manh chiếu che thân cũng không có. Nó giúp người đọc nhớ về thời xưa, các anh hùng trượng phu luôn thà chết nơi xa trường, da ngựa bọc thây, thà một đi không về, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Do đó chân dung đoàn binh Tây Tiến hiện lên thật lẫm liệt, oai hùng.

d. Sự xuất hiện của các từ thuần Việt

- Các từ: không mọc tóc, xanh màu lá, mắt trừng, về đất, gầm…đậm chất lính bình dị, đặt cạnh lớp từ Hán Việt đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao: lấy cái bình dị để làm nổi bật cái cao cả, lấy cái bình thường để làm nổi bật cái phi thường. Trên nền của cái bi, cái tráng xuất hiện như là yếu tố chủ đạo, tạo ra màu sắc bi tráng độc đáo và ấn tượng cho thi phẩm.

e. Tính nhạc

Đọc bài thơ, người đọc như được đắm chìm trong một hệ thống từ ngữ giàu tính nhạc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha luông mưa xa khơi”

- Các từ láy “khúc khuỷu” “thăm thẳm” các cặp từ “dốc” “dốc”, các từ đối “lên”,

“xuống”…phối hợp với nhau đã gợi ra được cái gập ghềnh, trắc trở, cái hùng vĩ nguyên sơ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề ôn THI đại học bài thơ tây TIẾN (quang dũng) (Trang 29 - 34)