Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp cho bảo tàng.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của hệ thống thờ mẫu (Trang 35 - 36)

Nam cũng sẽ luôn làm mới hoạt động trưng bày chuyên đề Tín ngưỡng thờ Mẫu bằng cách khai thác nhiều chủ đề mà du khách quan tâm như Hát trầu văn là gì ? Thế nào là căn đồng , chiếu đồng?.

Bên cạnh đó, bảo tàng cần kế hoạch xây dựng hệ thống thuyết mình tự động bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật… để phục vụ thông tin sâu cho khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau tốt hơn...

Ngoài ra, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cần chủ động tạo mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ giữa bảo tàng với Tổng cục Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành nhằm đưa bảo tàng vào các chương trình xúc tiến du lịch để bảo tàng thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khác trong và ngoài nước.

3.2.2. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp chobảo tàng. bảo tàng.

Con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên mọi thành công. Có được thành quả như hiện tại bảo tàng đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo hướng chuyên sâu với nhiều hình thức: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tập trung, đào tạo trong nước, ngoài nước, tham quan,... Trong những năm qua Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia nước ngoài cho cán bộ thông qua các dự án để chuyển hướng hoạt động bảo tàng theo cách tiếp cận nhân học xã hội, nhân học văn hóa, làm phim cộng đồng, điền dã, phỏng vấn, phương pháp lập dự án, công tác truyền thông, maketing, hoạt động giáo dục trong bảo tàng… Những lớp tập

huấn như vậy đã giúp cán bộ chuyên môn của của bảo tàng trưởng thành lên rất nhiều và đi theo cách tiếp cận mới đó là gắn bảo tàng với cộng đồng, làm cho giá trị của các di sản thuộc Tín ngưỡng thờ Mẫu được phát huy trong cuộc sống đương đại, liên kết bảo tàng với các tổ chức để xây dựng các dự án giúp cho cộng đồng địa phương bảo tồn di sản văn hóa, gắn kết cộng đồng với du lịch văn hóa và gắn kết hoạt động bảo tàng với các hoạt động du lịch. Bảo tàng trở thành một sản phẩm du lịch - văn hóa có chất lượng cao và có thể “bán” được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Bảo tàng cần cử nhiều đoàn cán bộ đi tham quan, nghiên cứu, học tập trao đổi nghiệp vụ tại một số bảo tàng nước ngoài. Nhờ đó cán bộ được nâng cao được sự hiểu biết, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng nghề nghiệp để ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động chuyên đề của bảo tàng.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch của hệ thống thờ mẫu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w