KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.7 Chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học (COD)
Đồ thị 5: Hàm lượng COD trước và sau xử lý (mg/l)
Qua kết quả ở đồ thị 5, ta thấy hàm lượng COD của nước qua quá trình xử lý đã giảm đáng kể.
Nước đầu vào, giá trị COD cao gấp 38 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước loại A, cao gấp 11 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước loại B theo (TCVN 5942 – 1995) và nằm trong nồng độ ô nhiễm trung bình theo tiêu chuẩn nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. Chứng tỏ nguồn nước trong hồ bị ô nhiễm khá nặng các chất hữu cơ dễ phân hủy cũng như các chất khó phân hủy sinh học do các nguồn nước thải sinh hoạt từ các hộ dân và một số hộ kinh doanh thải trực tiếp ra hồ mà không qua xử lý.
Nước qua bể lọc cơ học, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng có kích thước lớn đã bị các vật liệu lọc giữ lại, hấp phụ một phần làm hàm lượng COD giảm.
Tại bể lọc sinh học, sự sục khí liên tục và quá trình phân giải của các loại vi sinh vật trong chế phẩm đã phân hủy hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ còn lại. Do đó, nhu cầu oxy cung cấp cho quá trình phân giải giảm làm giảm giá trị COD.
Nước đầu ra, hàm lượng COD đã giảm 3 lần so với nước đầu vào nhưng vẫn gấp 3 lần so với tiêu chuẩn nguồn nước loại B ( TCVN 5942 – 1995) và nằm trong nồng độ ô nhiễm nhẹ theo tiêu chuẩn nguồn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.