Thái độ của nhà nước

Một phần của tài liệu Đề cương hoàn chỉnh luật doanh nghiệp (Trang 55 - 69)

- Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính

4.Thái độ của nhà nước

* Phá sản:

-Người giữ chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị của công ty, tổng công ty 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào, kể từ ngày công ty, tổng công ty nhà nước bị tuyên bố phá sản.

- Người được giao đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được cử đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

-Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

* Giải thể:

-Người quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp không bị cấm làm công việc tương tự.

Tóm lại, nếu như thủ tục giải thể thực hiện với sự chủ động nhiều hơn của doanh nghiệp thì thủ tục phá sản lại phải chịu sự điều chỉnh giám sát của Tòa án. Đồng thời nhận thấy pháp luật về phá sản của nước ta trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến phù hợp hơn với thực tế trong việc giải thoát doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ, người lao động và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Ví dụ :

Công ty phá sản:

Vinashinlines sắp phá sản

Công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương (Vinashinlines) đang tiến hành các thủ tục để thực hiện phá sản theo luật.

Vinashinlines là một trong 4 DN mà Vinalines đã tiếp nhận từ Vinashin năm 2010. Tổng giám đốc Vinalines, trong năm 2012 doanh nghiệp này lỗ 2.439 tỷ đồng, và năm 2013 còn lỗ thêm khoảng 2.100 tỷ .Ngoài ra với các dự án dang dở của mình,vinashinlines còn làm thất thoát của nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng tiền ngân sách của nhà nước.

Trước đó, Vinashinlines đã phát đi thông báo cho các bên liên quan về việc doanh nghiệp bắt đầu tiến hành các thủ tục phá sản từ ngày 25/2/2014. Vinashinlines khẳng định trong thời gian chờ tòa xem xét, hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện thụ lý, mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra bình thường.

Theo đó, Vinashinlines đã ủy quyền cho luật sư nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Đây được xem là thủ tục pháp lý chính thức đầu tiên để khai tử doanh nghiệp này.

Công ty giải thể:

Trong những tháng đầu năm 2013 vừa qua, nhiều người đã không khỏi bất ngờ khi lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán Âu Việt chủ động công bố xin giải thể.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty chứng khoán Âu Việt, trong năm qua thị trường chứng khoán đã bị ảnh hưởng làm cho kết quả kinh

doanh công ty không đạt các chỉ tiêu kế hoạch của Đại hội đã thông qua trước đó. Bằng chứng, trong năm 2012, doanh thu môi giới giao dịch sụt giảm hơn 80% so với năm 2011 là 13,58 tỷ đồng. Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh theo đó cũng sụt giảm từ 41,1 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 34,1 tỷ đồng năm 2012. Như vậy, kết quả cuối năm công ty ghi nhận lỗ 10,56 tỷ đồng và vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 151 tỷ

đồng (nghĩa là âm 1/3 vốn chủ sở hữu). Trước đó, trong những năm 2009, 2010, 2011

Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt cũng liên tục ngập trong thua lỗ.

Với kết quả này, không còn cách nào khác Công ty chứng khoán Âu Việt đành tìm đến giải pháp cuối cùng là xin giải thể. Cùng với đó, trong Đại hộ cổ đông bất thường vừa diễn ra cũng đã nhất trí thông qua, việc tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đồng thời, xin rút tư cách thành viên tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Câu 35: Khái niệm và đặc điểm của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

1. Khái niệm:

Theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần. 2. Đặc điểm

a. Đặc điểm về tư cách pháp lý : Công ty tnhh có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty tnhh được xác định kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ của công ty tnhh do những giao dịch trước thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuộc nghĩa vụ công ty.

b. Đặc điểm về vốn: Công ty tnhh có tài sản riêng. Tài sản riêng của công ty là một khối thống nhất. tách biệt khỏi tài sản riêng của các thành viên và được thể hiện bằng tiền thông qua khái niệm vốn.

c. Đặc điểm về giới hạn trách nhiệm: Giới hạn trách nhiệm của công ty về mọi hoạt động của mình là tài sản riêng của công ty. Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty và cũng được giới hạn trong phạm vi vốn mà họ đã cam kết góp vào công ty. Điều này có nghĩa là ngay cả khi, thành viên đó chưa thực sự góp vốn vào công ty mà mới chỉ đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 36. Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên

1. Khái niệm

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu( sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và các nghĩa vụ taif sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ theo khoản 1 điều 63 mục 2 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

- Công ty TNHH do 1 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu theo khoản 1 điều 63 mục 2 Luật Doanh nghiệp 2005

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn

+ Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty(theo khoản 1 điều 63 mục 2 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

+ Trường hợp chủ sở hữu rút 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty( theo khản 1 điều 66 mục 2 luật Doanh nghiệp 2005)

- Việc chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu phải theo quy định của - Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng - Không được phát hành cổ phiếu( cổ phần) theo khoản 3 điều 63 mục 2 pháp luật: Công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chuyển nhượng( theo khoản 1 điều 66 mục 2 Luật Doanh nghiệp 2005) ký kinh doanh theo khoản 2 điều 63 mục 2 luật kinh doanh 2005

Luật Doanh nghiệp 2005.

Câu 37: Khái niệm và đặc điểm của Công ty cổ phần ?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó :

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11.

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăg kí kinh doanh.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

* Đặc điểm công ty cổ phần:

• Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu vốn cổ phần được gọi là cổ đông. Mỗi cổ đông có thể mua 1 hoặc nhiều cổ phần.

• Công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phần trong đó có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông công ty có thể phát hành cổ phần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

• Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ban ăm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,

trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sang lập đăng kí kinh doanh. Đặc điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các nhà đầu tư có khả năng chuyển đổi hình thức và mục tiêu đầu tư 1 cách linh hoạt.

• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp công ty. Đặc điểm này cho thấy, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lí hữu hạn đối với phần góp vốn của mình vào công ty.

• Công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn. Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn và rộng rãi trong công chúng.

• Số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Trong quá trình hoạt động cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Vì vậy số lượng cổ đông trong công ty cổ phần thường là rất lớn.

Câu 38: Khái niệm và đặc điểm của Công ty hợp danh?

1. Khái niệm Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

• Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( sau đây gọi là 1 thành viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp danh ); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

• Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

• Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;

• Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

2. Đặc điểm của công ty hợp danh: • Công ty có tư cách pháp nhân

• Thành viên hợp danh phải là người có trình độ, có uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của mình.

• Thành viên góp vốn là thành viên chỉ góp vốn vào trong công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình

• Tài sản của công ty độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách bằng chính tài sản đó.

• Công ty hợp danh và các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn. Thông thường, công ty hợp danh là tập hợp các cá nhân là những người có chuyên môn cao, có uy tín và họ dung chuyên môn, uy tín của mình vào hoạt động kinh doanh cũng như làm nền tảng quyết định sự thành công trong kinh doanh. Do đó họ phải dùng toàn bộ tài sản của mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ ̣ mà họ cung cấp cho thị trường. Tùy thuộc vào điều lệ công ty, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn ngay từ đầu trong các hoạt động của mình hay chỉ phải thực hiện khi tài sản của công ty không đủ khả năng trả các khoản nợ. Như vấy, chủ nợ có quyền căn cứ vào điều lệ công ty yêu cầu thành viên công ty hợp danh thanh toán nợ cho mình bằng tài sản của thành viên công ty hợp danh không đưa vào kinh doanh.

• Thành viên của công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Đối với công ty hợp danh, không có bộ máy quản lí tập trung, các thành viên hợp danh trực tiếp điều hành quản lí công ty. Vì vậy, bất kì thành viên hợp danh nào cũng có quyền đại diện cho công ty và ngược lại công ty cũng có quyền đại diện cho các thành viên hợp danh.

• Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Câu 39: Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?

1) Khái niệm doanh nghiệp tư nhân :

• Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là 1 cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

2) Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân:

• Doanh nghiệp tư nhân là 1 doanh do một cá nhân đầu tư vốn thành lập và làm chủ. Chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp là 1 cá nhân. Bởi vậy mà chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định những vấn đề liên quan tới quản lý doanh nghiệp, thuê người khác điều hành ( trong trường hợp này phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp), có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp, bán doanh

nghiệp, tạm dừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

• Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của doanh nghiệp không tách bạch rõ ràng với tài sản của chủ doanh nghiệp. Tài sản mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn đầu tiên để xét tính độc lập về tài sản của 1 doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp đó phải độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ doanh nghiệp. Doanh

nghiệp tư nhân không thỏa mãn tiêu chuẩn quan trọng này, vì thế nó không hội đủ điều kiện cơ bản để có được tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Khác với các loại hình Công ty là sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu, Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp mà vốn đầu tư thuộc sở hữu dua nhất một người là chủ doanh nghiệp tư nhân. Loại hình doanh nghiệp này rất phù hợp với ai muốn độc lập tự chủ trong kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của bản

Một phần của tài liệu Đề cương hoàn chỉnh luật doanh nghiệp (Trang 55 - 69)