0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 38 -38 )

I.1. Những quan đểm phát triển du lịch sinh thái

- Phát huy nguồn lực của địa phương tạo thêm nguồn ngoại tệ cho địa phương từ những điều kiện tự nhiên.

- Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội.

- Một phần thu nhập của du lịch sinh thái được tái đầu tư trực tiếp vào việc bảo vệ và cải tạo thiên nhiên.

- Một phần thu nhập để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

II.2. Những nguyên tắc:

- Du lịch sinh thái nhằm giáo dục, nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo lòng yêu quê hương, đất nước, dân tộc Việt Nam.

Đây là nguyên tắc chính của du lịch sinh thái, tạo sự khác biệt cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch tự nhiên khác.

- Tạo thêm việc làm, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái luôn tận dụng tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dịch vụ như làm hướng dẫn viên, đảm nhận chỗ nghỉ cho khách, cung ứng hàng hóa: thực phẩm, hàng lưu niệm. Thông qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, thu ngoại tệ, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

- Sự phát triển của du lịch sinh thái phải đi đối với việc bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và có ý thức bảo vệ giữ gìn, tôn tạo những di sản văn hóa của địa phương.

Đây là nguyên tắc để tạo sự hấp dẫn có tính nghệ thuật của du lịch sinh thái, để du khách không chỉ đến tham quan một lần mà cảm thấy thích thú khi muốn đến tham quan trong những lần du lịch về sau. Nói cách khác là tạo chất lượng của sự hấp dẫn trong du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa: hoạt động du lịch sinh thái phải tuân theo các giá trị về nhân văn và gắn liền với các giá trị về môi trường tự nhiên của từng khu vực cụ thể.

II. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

II.1.Xây dựng các tuyến điểm du lịch sinh thái:

Việc xây dựng các tuyến điểm du lịch sinh thái ở ĐBSCL phải gắn với chủ trương đường lối của Nhà nước và tuân theo các yêu cầu sau đây:

- Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Hoạt động du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước; trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo…

- Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế đồng thời phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của nhân dân.

Muốn đạt được những yêu cầu nói trên đòi hỏi phải tính toán đầu tư tập trung có trọng điểm phải quy hoạch vùng và có sự liên doanh liên kết giữa các địa phương thông qua sự chỉ đạo thống nhất của Tổng Cục Du Lịch. Những hoạt động du lịch sinh thái phải đi vào chiều sâu chất lượng và phù hợp với tiềm năng của địa phương. Cùng với du lịch xanh, du lịch sinh thái là xu thế của du lịch thế giới. Đối với du khách các nước Mỹ, cũng như du khách ở các nước khác và du khách nội địa, các tuyến điểm du lịch sinh thái vùng ĐBSCL rất lý tưởng đối với họ.

Khi xây dựng các tuyến điểm phải tuân thủ nguyên tắc:

+ Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan. Thời gian di chuyển không vượt quá 50% tổng số thời gian của tuyến du lịch trong ngày. + Các chỉ tiêu lựa chọn tuyến điểm du lịch phải được tính toán đến lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, đó là các chỉ tiêu: Mức lợi nhuận về kinh tế xã hội sẽ nhận được.

+ Nội dung các tuyến điểm phong phú mang tính đặc thù, mỗi tuyến phải có nét độc đáo riêng và đa dạng hóa các phương tiện giao thông.

+ Giá cả phải hợp lý, mỗi loại phù hợp với chất lượng dịch vụ, sẽ thu hút được nhiều khách du lịch.

+ Các điểm tham quan nên rải đều theo tuyến, nếu điểm tham quan tập trung nên xây dựng các trạm nghỉ chân kết hợp mua sắm. Đối với du lịch dài ngày phải đảm bảo chất lượng nơi cư trú ban đêm.

Dựa vào kết quả đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL, có thể đưa ra khai thác 34 điểm tài nguyên du lịch sinh thái (1):

1. Điểm TNDLST Sông Tiền 2. Điểm TNDLST sông Hậu

3. Điểm TNDLST sông Vàm Cỏ Đông 4. Điểm TNDLST sông Vàm Cỏ Tây

5. Điểm tài nguyên DLST sông Dương Đông (Phú Quốc) 6. Điểm TNDLST bãi tắm Cồn Tiên (Đồng Tháp)

7. Điểm TNDLST đầm Thị Tường (Cà Mau) 8. Điểm TNDLST Hòn Đá Bạc (Cà Mau) 9. Điểm TNDLST Hòn Khoai (Cà Mau) 10.Điểm TNDLST Hòn Phụ Tử (Kiên Giang) 11. Điểm TNDLST bãi Tường (Phú Quốc)

12.Điểm TNDLST bãi biển Vườn Dừa (Phú Quốc) 13. Điểm TNDLST Bãi Khem (Phú Quốc)

14. Điểm TNDLST bãi biển Dương Đông – Dinh Cậu (Phú Quốc) 15.Điểm TNDLST bãi biển Gành Dầu (Phú Quốc)

16.Điểm TNDLST bãi biển Ba Động (Trà Vinh) 17.Điểm TNDLST bãi biển Khai Long (Cà Mau) 18.Điểm TNDLST Suối Tranh (Phú Quốc)

19.Điểm TNDLST suối Đá Bàn (Phú Quốc) 20.Điểm TNDLST sân chim Chùa Cò (Trà Vinh) 21.Điểm TNDLST sân chim Vàm Hồ (Bến Tre) 22.Điểm TNDLST sân chim Bạc Liêu

23.Điểm TNDLST sân chim Đầm Dơi (Cà Mau) 24.Điểm TNDLST sân chim Cái Nước (Cà Mau) 25. Điểm TNDLST sân chim Mỹ An (Đồng Tháp) 26.Điểm TNDLST sân chim Trà Sư (An Giang) 27. Khu bảo vệ rừng Tràm Đồ Dơi (Cà Mau) 28.Điểm du lịch sinh thài rừng ngập mặn Cà Mau:

29.Điểm TNDLST khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim (Đồng Tháp) 30.Điểm TNDLST khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc (Kiên Giang) 31.Điểm TNDLST lâm viên Núi Cấm (An Giang)

32.Điểm TNDLST Thạch Động (Kiên Giang)

33.Điểm TNDLST hang Đá Dựng (Hà Tiên, Kiên Giang) 34.Điểm TNDLST Hang Tiền (Kiên Giang)

Từ 34 điểm tài nguyên du lịch sinh thái theo tôi có thể chia thành 9 tuyến du lịch sinh thái:

1. Tuyến Vàm Cỏ Đông- Vàm Cỏ Tây: có thể tham quan cảnh sông nước ở nhà vườn ven sông, rừng tràm, tìm hiểu cuộc sống đời thường của nông dân. Ở điểm tài nguyên du lịch sinh thái sông Vàm Cỏ Đông có làng nghệ nhân nuôi ngựa đua Đức Hòa. Loại hình du lịch sinh thái ở đây là du thuyền trên sông, tham quan thưởng ngoạn.

2. Tuyến Đồng Tháp Mười – Tràm Chim: Tham quan rừng tràm gió Tân Thãnh, rạch Bông Sung, sân chim, khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim, thưởng thức đặc sản cá tôm, quan sát hoạt động của Sếu, cá sấu, tìm hiểu cuộc sống đời thường của nông dân. Bãi tắm Cồn Tiên nếu được đầu tư tốt sẽ trở thành công viên cồn sông độc đáo phục vụ cho tham quan, thưởng thức trái cây ở vườn.

3. Tuyến sông Tiền (từ Mỹ Tho đi Hồng Ngự – Tân Châu): tổ chức tour du thuyền trên sông Tiền từ Mỹ Tho đến Hồng Ngự, tham quan cảnh sông nước các cồn sông như cù lao Thới Sơn kết hợp dã ngoại tham quan nhà vườn ở các cồn sông… thăm làng các bè Hồng Ngự, tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim.

4. Tuyến sông Tiền – sân chim Vàm Hồ: khái thác tour du thuyền trên sông Tiền, tham quan sông Tiền, Cồn Tiên , sân chim Vàm Hồ, dã ngoại tham quan nhà vườn; thưởng thức đặc sản miền cồn.

5. Tuyến Cần Thơ- Châu Đốc (sông Hậu): khai thác tour du thuyền trên sông từ Cần Thơ lên Châu Đốc hoặc từ Cần Thơ ra biển, kết hợp tham quan nhà vườn, kênh rạch, chợ nổi Phụng Hiệp- Cần Thơ, làng cá bè Châu Đốc, thưởng thức đặc sản cá tôm, trái cây miệt cồn, thăm sân chim Trà Sư.

6. Tuyến Trà Vinh- Tri Tôn- Tịnh Biên: Du thuyền trên sông Hậu, thưởng thức đờn ca tài tử và đặc sản trái cây, hải sản, tham quan sân chim Chùa Cò (Trà Vinh) có ý nghĩa về mặt bảo tồn sinh học các loài chim cò, một tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

7. Tuyến Bạc Liêu- Cà Mau: tham quan sân chim Bạc Liêu, sân chim Đầm Dơi ở Cà Mau là khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn, và hệ sinh thái đầm lầy nước lợ (ở Thị Tường) phong phú thủy sản, đậm nét hoang dã, hấp dẫn du khách với loại hình du lịch an dưỡng, nghĩ ngơi, du thuyền. Rừng tràm Đầm

Dơi có phong cảnh rất hấp dẫn, khách đến khu rừng này sẽ thấy được hệ sinh thái tự nhiên của rừng tràm với đầy đủ các loại động thực vật phong phú. Trên có tiếng chim hót dưới đất có loại động vật quý, dưới nước có các loại cá tôm thích hợp với loại hình du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu.

8. Tuyến Rạch Giá- Hà Tiên: Tham quan cảnh Hòn Đất, hang động Karst. Trong đó Thạch Động là một trong 20 động ở vùng Karst Hà Tiên được nhiều người biết đến và trở thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch, là nơi khai thác thuận lợi loại hình du lịch sinh thái hang động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hòn Phụ Tử, hang Đá dựng cũng là nơi du lịch sinh thái hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái thám hiểm.

9.Tuyến Rạch Giá- Phú Quốc: có thể tắm biển bãi Vườn Dừa (Phú Quốc) bãi biển trong xanh, bãi cát rộng, cảnh quan đồi núi và gềnh đá, hấp dẫn khách ở sự trong sạch và hấp dẫn. Hoặc tắm biển bãi Dương Đông và tham quan Dinh Cậu, thưởng ngoạn cảnh đẹp của biển. Cuối cùng là đi xem khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc. Đây là một trong những khu rừng cấm quốc gia có giá trị bảo tồn sự đa dạng sinh học với các loài thực vật, động vật quí hiếm. Giá trị khai thác du lịch sinh thái của khu bảo tồn là tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường.

Hòn Khoai Cà Mau là khu du lịch hấp dẫn vui chơi giải trí, tham quan, săn bắn, thám hiểm, du lịch biển.

Như vậy, tuyến du lịch này có khả năng thu hút nhiều loại du khách khác nhau với các loại hình du lịch sinh thái khác nhau, khá hấp dẫn.

Hang Tìn ở Kiên Giang so với các hang động khác ở vùng Hà tiên có nhiều nét hoang dã, kỳ thú hơn cũng thích hợp với loại hình du lịch sinh thái thám hiểm hang động.

Tuyến du lịch còn có thể tổ chức du thuyền trên sông Giang Thành, tắm biển Mũi Nai.

Trong tương lai du lịch sinh thái ĐBSCL có thể khai thác tour du thuyền quốc tế trên sông MêKông từ thành phố Mỹ Tho đến thủ đô Pnôm-Pênh của Campuchia.

Tổ chức xây dựng, thực hiện các chương trình du lịch sinh thái trọn gói đòi hỏi phải có nội dung độc đáo. Để đáp ứng được yêu cầu nói trên nội dung tổ chức chương trình du lịch sinh thái, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái như sau:

- Thể thao đua thuyền trên sông Tiền, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây - Tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học hệ sinh thái sân chim, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Du thuyền kết hợp với giải trí câu cá, thưởng thức sinh hoạt của Sếu cổ trụi ở khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim. Thưởng thức đặc sản cá tôm Đồng Tháp Mười.

- Thám hiểm nghiên cứu hang động.

- Tham quan, nghỉ vườn, tắm nắng, tắm biển, du thuyền thể thao.

- Đi bộ leo núi; thưởng ngoạn vẽ đẹp thiên nhiên, tắm suối câu cá, và có thể dùng thêm ngựa làm phương tiện đi suối.

Như chúng ta đã biết thế mạnh về tài nguyên du lịch của đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống kênh rạch chằng chịt, vườn trái cây, nhà vườn cuộc sống đơn giản gắn chặt với sông nước và sự hiếu khách của người dân. Nét đặc thù của văn hóa Khmer, Chăm, Hoa tại đây làm cho chương trình du lịch đến đồng bằng sông Cửu Long càng hấp dẫn hơn. Song rất đáng tiếc, du lịch sinh thái ở vùng này còn ở trạng thái tự nhiên chưa được chú ý đầu tư nhiều – Hướng phát triển hiện tại theo tôi có thể xây dựng các chương trình du lịch sinh thái ở đây như sau:

+ Chương trình du lịch miệt vườn trọn ngày: các địa phương như Mỹ Tho– Bến Tre – cái Bè – Vĩnh Long có ưu thế phát triển, chương trình du lịch nhằm mục đích đưa khách tiếp cận với cuộc sống sông nước của người dân. Ăn trưa tổ chức tại nhà dân. Loại hình du lịch: Đi đò máy trên sông Mê Kông, chèo thuyền trên kênh rạch nhỏ, đi bộ thăm làng.

Chương trình này hiện nay có khả năng thu hút một số lớn du khách nước ngoài đến Việt Nam vì ở đây là những chuyến du lịch đánh đúng tâm lý tò mò và kích thích sự khám phá của du khách.

+ Chương trình du lịch miệt vườn, ngủ đêm tại nhà dân. Đây là loại hình du lịch thích hợp nhằm phát triển du lịch ở những nơi chưa có cơ sở hạ tầng phát triển. Nhà dân được chọn phải thoáng mát, có điều kiện vệ sinh tốt (nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp) và chỗ ngũ cho khách có tiện nghi tối thiểu (giường, chăn,

màn) các chỗ nghỉ nằm trên lộ trình khám phá thế giới sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong tương lai phải tăng cường hơn nữa các hoạt động của khách vào buổi tối như đánh bắt cá, học nấu ăn, phụ giúp gia đình làm công việc.

+ Các chương trình thăm các khu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, phèn: Đây là các điểm du lịch bổ sung rất lý thú và làm phong phú hơn các chương trình du lịch miệt vườn… Chương trình này chủ yếu định hướng vào đội ngũ của những nhà nghiên cứu môi trường, những sinh viên và những nhà khoa học trẻ.

Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch đại chúng. Khi nói đến du lịch sinh thái bao giờ cũng nghĩ đến khả năng bảo vệ bền vững của hệ sinh thái để được sử dụng ở thế hệ tương lai. Vì vậy các chương trình du lịch sinh thái ngoài việc nâng cao và mở rộng trình độ hiểu biết và những kiến thức cần thiết về môi trường sinh thái đối với khách du lịch trong và ngoài nước nó còn tạo thêm công ăn việc làm và mang lại những thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương.

II. 3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững

Du lịch được biết đến là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, góp phần tạo ra việc làm, tăng nguồn thu, cải thiện cơ sở hạ tầng… khuyến khích phát triển kinh tế giao lưu hàng hóa và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực. Vai trò vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch rất đáng thuyết phục và có vị trí trong nền kinh tế của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó có những hiện tượng tiêu lực đi liền rỏ nhất là sự tăng trưởng của du lịch có những tác động tiêu cực đến môi trường. Ở một số trường hợp, hoạt động du lịch là nguyên nhân làm suy thoái những hệ sinh thái có giá trị , gây nên sức ép đến nếp sống, đến các giá trị văn hóa, xã hội của người dân địa phương.

Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đang đứng trước một xu thế phát triển du lịch sinh thái rất mạnh mẽ. Vì vậy để phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững đòi hỏi phải có sự lựa chọn với trách nhiệm cao các

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 38 -38 )

×