4/ Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thống kê:
3.3/ Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
3.3.1/ Đối với các kế toán viên:
Để góp phần tăng độ tin cậy của thông tin, giảm bớt rủi ro trong quá trình tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp. Bản thân các kế toán viên cần thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện các biên bản kiểm kê định kỳ:
Các biên bản kiểm kê định kỳ bao gồm kiểm kê vật tư, hàng hóa, kiểm kê công cụ dụng cụ, đối chiếu công nợ…. đều phải xem xét từ thực tế, không nên căn cứ vào sổ sách kế toán để “hợp thức hóa” các biên bản kiểm kê định kỳ.
-Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Các trường hợp tạm ứng tiền hàng, hàng mua đang đi trên đường,… nhất thiết đều phải vào sổ, không được theo dõi ở sổ riêng, vừa đảm bảo tính đầy đủ của chứng từ ban đầu, vừa đảm bảo ngăn chận rủi ro phát sinh.
-Thực hiện tuần tự công việc theo quy trình kế toán:
Đối với các doanh nghiệp còn thực hiện các công việc kế toán bằng phương pháp thủ công, kế toán chú ý chỉ thực hiện các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, báo
cáo thuế định kỳ, sau khi đã hoàn thành bảng cân đối số phát sinh hàng tháng. Không vì sức ép về mặt thời gian, do yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, mà vi phạm vào quy trình lập nộp báo cáo kế toán, rất dễ xảy ra các sai sót.
- Thực hiện nghiêm nhặt các quy định về bảo quản, lưu trữ chứng từ ban đầu:
- Chứng từ ban đầu, trước hết là hoá đơn bán hàng (hoá đơn giá trị gia tăng) và các chứng từ bên ngoài, là những chứng từ không thể tái lập nếu bị hư hỏng hoặc thất lạc. Kế toán cần yêu cầu chủ doanh nghiệp bố trí phòng, tủ hồ sơ kế toán nhằm đảm bảo khâu lưu trữ chứng từ ban đầu. Trường hợp phải tổ chức giao nhận chứng từ ban đầu giữa chủ doanh nghiệp và kế toán, phải có ràng buộc cụ thể về trách nhiệm, tránh xảy ra rủi ro về thất lạc, hư hỏng chứng từ trong quá trình giao nhận chứng từ giữa chủ doanh nghiệp và kế toán.
- Thực hiện các báo cáo kế toán quản trị:
Hiện nay đa số các doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước vẫn chưa có yêu cầu về thực hiện các báo cáo về kế toán quản trị. Tuy nhiên người kế toán cần chuẩn bị tổ chức các báo cáo kế toán quản trị, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kế toán, công tác quản lý doanh nghiệp.
- Nâng cao trình độ, kiến thức về tin học:
Việc tự rèn luyện để nâng cao trình độ tin học của bản thân người kế toán là hết sức cần thiết, trong điều kiện các phần mềm kế toán hiện nay luôn thay đổi với tốc độ rất nhanh. Khả năng tin học còn giúp người kế toán có thể trụ lại trong môi trường cạnh tranh việc làm hiện nay đang diễn ra hết sức khắc nghiệt.
3.3.2/ Đối với các chủ doanh nghiệp:
Các chủ doanh nghiệp cần phải thay đổi cách nhìn đối với công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp mình. Khi các chủ doanh nghiệp thực sự quan tâm đến các thông tin tài chính – kế toán do kế toán doanh nghiệp cung cấp, rõ ràng mức đầu tư về trang thiết bị cho tổ chức công tác kế toán sẽ được nâng lên, và tiền lương của người kế toán sẽ được tăng hơn, đây chính là tiền đề then chốt trong việc hoàn thiện bộ máy kế toán trong doanh nghiệp theo định hướng giữ nguyên mô hình kế toán một người.
Sự quan tâm hổ trợ cho công tác kế toán của chủ doanh nghiệp còn giúp cho việc tiến hành lập các biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa tồn kho cuối kỳ, các biên bản đối chiếu công
nợ được thuận lợi hơn. Một khi chủ doanh nghiệp mong muốn các báo cáo kế toán của mình có độ tin cậy cao hơn, tất nhiên sẽ chú trọng nhiều hơn vào các khâu đối chiếu, kiểm tra cuối kỳ.
Tất nhiên, các yêu cầu trên đây chỉ nhằm vào các chủ doanh nghiệp mong muốn thực hiện các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, báo cáo thuế, trung thực với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp mình. Đối với các chủ doanh nghiệp chỉ muốn thực hiện các báo cáo tài chính theo kiểu “cho có”, nhằm hợp lệ hóa các quy định của nhà nước, thì không thể tác động bằng các nội lực bên trong doanh nghiệp, mà cần phải có các tác động từ bên ngoài, cụ thể là vai trò của các cơ quan nhà nước.
3.3.3/ Về vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền:
Theo quy định của Luật Thương mại, thì tất cả các thương nhân đều phải mở sổ sách kế toán, không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào.
Cho đến nay, các nghị định, thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện điều luật này vẫn chưa có, và đa phần các hộ đăng ký kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT đều vẫn không tổ chức công tác kế toán trong cơ sở của mình.
Việc ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên, sẽ góp phần thúc đẩy rất lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của mô hình kế toán một người, vì như chúng ta đều biết, số lượng các cơ sở đăng ký kinh doanh theo hộ 66/HĐBT là rất lớn so với số lượng các doanh nghiệp hiện nay, và tất yếu lựa chọn của các cơ sở này khi phải tổ chức công tác kế toán sẽ là mô hình kế toán một người.
Tuy nhiên, ngoài việc phát triển rộng khắp mô hình kế toán một người, nhà nước còn phải góp phần vào việc chấn chỉnh, hoàn thiện mô hình này trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, cũng như trên cả nước nói chung.
Để góp phần hoàn thiện mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng, là tác nhân chủ yếu từ bên ngoài góp phần đảm bảo tăng độ tin cậy của các thông tin kế toán, giảm bớt các sai sót, gian lận kế toán đang diễn ra ngày càng nhiều và hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết, để đảm bảo các thông tin kế toán là trung thực, các cơ quan thuế cần phải công nhận các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp trên cơ sở thực tế phát sinh, cụ thể như:
- Không áp đặt mức lợi nhuận doanh nghiệp như một chỉ tiêu chủ yếu phải thực hiện:
Mặc dù đã thực hiện theo Luật thuế Giá trị gia tăng, nhưng một số cán bộ Thuế hiện nay vẫn tìm cách gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thu nhập thực tế phát sinh không đạt so với kế hoạch làm giảm số thu về cho ngân sách.
- Không khống chế các khoản chi phí:
Đối với các khoản chi phí như chi lương, chi tiền điện thoại, chi quảng cáo, cần công nhận mức thực tế phát sinh cho các doanh nghiệp, không khống chế mức tối đa, làm ảnh hưởng đến độ chính xác của các thông tin kế toán, khi phải dừng lại ở mức khống chế của các cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, nhằm làm giảm bớt các sai sót, gian lận kế toán, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp thực hiện mô hình kế toán một người.
Ngày 08/07/1999 , Chính phủ đã ra nghị định số 49/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.
Ngày 07/09/1999, Chính phủ đã ra nghị định số 93/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Hai nghị định này nhằm thay thế nghị định số 52/HĐBT ngày 19/02/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán-thống kê vốn đã lạc hậu về nội dung cũng như mức xử phạt.
Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra công tác kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay của các cơ quan nhà nước còn chưa đồng bộ, vừa mang tính giẫm chân chồng chéo, vừa mang tính lơ là bỏ sót, chưa thật sự tạo chuyển biến mạnh trong việc ngăn chận và hạn chế các gian lận trong các doanh nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngoài Thanh tra Cục Thuế làm nhiệm vụ kiểm tra thuế theo chuyên ngành, duy nhất chỉ có cơ quan Thanh tra Sở Thương mại & Du lịch là cơ quan đầu tiên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có thanh tra, kiểm tra về công tác kế toán của doanh nghiệp.
Tại báo cáo công tác thanh tra năm 1999 số 32/BC.TM.TTr của Thanh tra Sở Thương Mại và Du Lịch Tỉnh Đồng Nai có đoạn:
“ Như vậy, trong năm 1999, Thanh tra Sở đã thực hiện được 12/16 cuộc kiểm tra, so với kế hoạch đạt 75%, tăng 3 cuộc so với cùng kỳ năm 1998. Tổng số kiến nghị được chấp nhận là 94/104 kiến nghị. Trong đó, có 20 kiến nghị đến UBND Tỉnh Đồng Nai ra quyết định xử phạt và truy thu thuế tổng số tiền 93.133.755 đồng đối với 16 doanh nghiệp. Tính đến nay, đã có 9 doanh nghiệp thực hiện nộp phạt và truy thu thuế tổng số tiền 71.733.755 đồng (đạt 77%).”
Con số trên, tuy chỉ là phần nhỏ, nhưng cũng nói lên được phần nào hoạt động và mức độ sai phạm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Một cơ quan khác trực thuộc Sở Thương Mại & Du Lịch là Chi cục Quản lý thị trường, cũng thực hiện chức năng kiểm tra đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhằm ngăn chận, hạn chế các gian lận thương mại đang ngày càng tăng theo một chiều hướng phức tạp.
Tuy nhiên, việc phát hiện ra các gian lận kế toán trong các doanh nghiệp, đối với Chi cục Quản lý thị trường vẫn chưa được phát huy tác dụng, do hạn chế xuất phát từ các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, vốn không được đào tạo sâu về lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Mặt khác, theo Luật Thương mại, đơn vị này sẽ không còn tồn tại, khi nghị định về Thanh tra thương mại ra đời.
Đối với các thanh tra Sở thuộc các Sở Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Văn hóa thông tin, Địa chính, Khoa học công nghệ…. Vẫn chưa có cơ quan nào tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh.
Tóm lại, công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn buông lỏng và chưa đồng bộ. Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách kịp thời quy định việc kiểm tra, thanh tra; mặt khác cũng cần nhanh chóng bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra kiểm tra, nhằm góp phần hạn chế các sai sót, gian lận kế toán trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.3.4/ Về vai trò đào tạo của nhà trường:
Để có thể áp dụng mô hình kế toán một người, bản thân người kế toán phải có một bản lĩnh nhất định về nhiều mặt, đủ sức đơn độc quán xuyến toàn bộ công việc kế toán trong doanh nghiệp; đồng thời chịu trách nhiệm toàn bộ về số liệu mà doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài, chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước; về khả năng, trình độ trong lĩnh
vực tin học cũng phải am hiểu đủ để sử dụng phần mềm kế toán phục vụ cho công tác kế toán ở doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực này, vai trò đào tạo của nhà trường hiện nay là hết sức quan trọng. Quá trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…. từ sau giai đoạn đổi mới đã có những chuyển biến tích cực. Các môn học đã trở nên thiết thực hơn, đáp ứng cho yêu cầu của các nhà tuyển dụng nhiều hơn; cơ chế thực tập cũng trở nên phong phú hơn, giúp cho sinh viên có điều kiện làm quen, cọ xát với thực tế; thu hoạch được nhiều kinh nghiệm trước khi bước vào đời.
Tuy nhiên, so với yêu cầu sinh động, phong phú của hoạt động các doanh nghiệp, đang thay đổi, phát triển từng ngày với một tốc độ rất nhanh, thì sự bắt nhịp giữa nhà trường và các doanh nghiệp vẫn còn một bước hẩng nhất định. Với các chủ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, chỉ cần một bở ngỡ, một sơ suất nhỏ trong buổi đầu thử thách của các sinh viên vừa tốt nghiệp, là họ sẽ nhanh chóng từ chối nhận việc ngay, nhất là đối với công việc kế toán trong các doanh nghiệp áp dụng mô hình kế toán một người.
Thực tế hiện nay, trong quá trình tuyển dụng kế toán, các chủ doanh nghiệp thường thiên về các kế toán có kinh nghiệm lâu năm hơn là các kế toán mới ra trường, dù có hạn chế về bằng cấp, khả năng tin học, ngoại ngữ … nhưng điều quan trọng là họ có được kinh nghiệm trong việc lập các báo cáo kế toán, báo cáo thuế, một điều mà hầu hết các sinh viên mới ra trường thường bị bở ngỡ do thiếu kinh nghiệm.
Trong quá trình đào tạo, ngoài những kiến thức cơ bản về kế toán, nhà trường cần đưa vào giáo dục chính khóa các văn bản, báo cáo, biểu mẫu mà một kế toán thường xuyên phải tiếp xúc, để các sinh viên không gặp hạn chế khi thử việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đối với các chủ doanh nghiệp, việc các sinh viên không biết phân biệt sự khác nhau của các phương pháp tính giá thành sản phẩm sẽ không quan trọng, nhưng nếu một sinh viên không thể lập được một tờ khai thuế giá trị gia tăng định kỳ, thì coi như “ không biết gì về công việc kế toán”.
Kết luận:
Trên đây là một số vấn đề nghiên cứu xoay quanh mô hình kế toán một người trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Cũng như mục đích đã nêu tại
phần mở đầu, đề tài này không mang tham vọng đề xuất một ý tưởng mới, một công trình nghiên cứu khoa học mới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Đề tài này chỉ đặt ra một vấn đề có thực, một thực thể khách quan về tổ chức bộ máy kế toán đang tồn tại và phát triển trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Có ý kiến cho rằng nội dung đề tài mang tính vụn vặt, cá lẻ, không mang vóc dáng của một luận văn cao học, khi đi quá sâu vào các công việc thực tế đời thường, mà thiếu phần nghiên cứu, thiếu tính sáng tạo, cũng như những đầu tư phục vụ cho ngành khoa học kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.
Có ý kiến cho rằng thời gian sống của đề tài sẽ không dài, vì mô hình kế toán một người sẽ nhanh chóng trở thành quá khứ khi nền đại công nghiệp cơ khí được xác lập trên đất nước Việt Nam. Lúc đó, nếu còn tồn tại, mô hình này chỉ được nhắc đến trong các bài học trên giảng đường, về một giai đoạn phát triển của lịch sử kế toán Việt Nam.
Cũng có người quan niệm rằng, không cần phải can thiệp vào sự vận động của các tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp, hãy để cho thị trường tự điều tiết nó, hoặc nó sẽ tự vận động đúng theo các quy luật của thị trường.
Chúng tôi trân trọng ghi nhận các ý kiến trên, xem như những đánh giá thẳng thắn của những người trong cuộc, luôn mong muốn ngành kế toán vươn lên ngày một vững chắc hơn.
Cũng như tâm huyết của chúng tôi khi viết về đề tài này, là bắc một chiếc cầu nối giữa khoa học và ứng dụng, giữa lý luận và thực tiễn, đem những gì mình tiếp thu được của nhà trường, góp vào chung nhịp chuyển động của nền kinh tế, đó chính là hoài bão lớn nhất của