Nguyên nhân của sự suy giảm môi trường các vùng ĐNN vùng cửa sông * Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Trong những năm gần đây, các khu

Một phần của tài liệu Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở việt nam (Trang 26 - 29)

IV. Hiện trạng môi trường vùng đất ngập nước cửa sông ven biển Việt Nam 4.1 Biến động về diện tích

4.3Nguyên nhân của sự suy giảm môi trường các vùng ĐNN vùng cửa sông * Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Trong những năm gần đây, các khu

* Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Trong những năm gần đây, các khu

công nghiệp tập trung ven biển phát triển rất mạnh và có xu hướng ngày càng mở rộng, kèm theo đó là các hoạt động xả thải thiếu quy hoạch đã gây tác động xấu tới

môi trường. Năm 2004, tại khu vực ven biển miền Trung và miền Nam đã đi vào hoạt động một số khu công nghiệp tập trug như Văn Phong (Khánh Hoà), Hòn Na (Quảng Bình) và khu công nghiệp Cà Mau. Chất thải từ các khu công nghiệp gây sức ép lớn lên môi trường biển ven bờ. [18]

* Các chất ô nhiễm công nghiệp từ tàu thuyền: các xí nghiệp chế biến đã

và đang gây ra những tác động nghiêm trọng tới các vùng ĐNN (sông, hồ, kênh, rạch chứa nước). Các khu công nghiệp và chế xuất thuộc vùng kinh tế phía Nam mỗi ngày thải ra hơn 137.000 m3 chất thải (trong đó có 90 tấn chất thải rắn) vào sông Đồng Nai, Thị Vải và sông Sài Gòn. [2]

* Ô nhiễm dầu: Hoạt dộng giao thông vận tải thuỷ phát triển càng mạnh thì

nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng bỉên ven bờ và cửa sông càng tăng cao do viêc xả thải các chất rắn và các chất lỏng từ các cơ sở đóng tàu không được quy hoạch hợp lý. Việc vận chuyển các hàng lỏng (Dầu thô, dầu tinh) có nguy cơ gây ô nhiễm cao nếu xảy ra sự cố tràn dầu. [18]

Nghiêm trọng nhất ở vùng cửa sông, cảng biển. Trong 5 năm (1995 – 2000), đã có 30 tai nạn dầu tràn xảy ra làm tràn khoảng 92.000 tấn dầu ra biển, gây thiệt hại cho môi trường biển và ven biển. (Ngân hàng Thế giới, 2003). [2]

* Khai thác khoáng sản: Sản lượng khai thác năm 2004 tăng gấp 2 so với

năm 2000 kéo theo đó là khối lượng đất đá thải cũng tăng lên. Năm 2004, sản lượng dầu thô khai thác tăng mạnh (20 triệu tấn) cũng làm gia tăng chất thải đổ ra môi trường biển (bùn khoan, nước thải vỉa) gây tác động xấu tới chất lượng nước và trầm tích biển trong khu vực. Hoạt động khai thác sa khoáng ven biển tập trung ở các tỉnh miền Trung cũng làm tăng đáng kể các chất đọc hại ra môi trường biển. [18]

* Săn bắn và đánh bắt quá độ: Săn bắn là mối đe doạ lớn đối với một số

loài đặc hữu, đối với một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đánh bắt quá mức đã va đang diễn ra ở nhiều địa phương đăc biệt là những vùng ven bờ biển . Bên cạnh đó các phương pháp, công cụ mang tính huỷ diệt như sử dụng chất nổ, chất độc, xung

điện, lưới mắt nhỏ, nghề te,ưxiệp, giã cào, pha xúc đã gây cạn kiệt nguồn lợi và phá huỷ môi trường sống của các loài thuỷ sinh vật tại các vùng nước nội địa cũng như ven bờ và ngoài khơi. [16]

* Ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Vùng đồng bằng Sông

Hồng có mứa độ sử dụng hợp chất bảo vệ thực vật rất lớn, riêng Thái Bình trong giai đoạn 1990 – 1995, đã sử dụng 152 – 268 tấn/năm. Hàm lượng các hợp chất thuốc trừ sâu ở vùng cửa sông Hồng vào mùâm đều vượt quá giới hạn cho phép NTTS khoảng 23 – 28 lần (lúc triều thấp). Hàm lượng DDT, Linda trong đáy bùn của lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai cao, đạt 6 – 32 mg/Kg.

* Ô nhiễm chất hữu cơ: Xu hương tăng cao hàm lượng các chất hữu cơ

kèm theo các chất dinh dưỡng, hoá chất đọc sẽ gây hiện tượng tảo nở hoa, tảo độc đe doạ lớn cho tài nguyên sinh vật vùng Đ NN. Năm 2002, tảo độc (hiện tượng thuỷ triều đỏ) xuất hiện ở Bình Thuận, Nha Trang làm cá chết gây thiệt hại lớn (Ngân hàng Thế giới, 2003). Năm 205, tảo độc lại xuất hiện ở vùng Bình Thuận, ảnh hưởng xâu tới môi trường và hoạt động du lịch. Sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ (hàm lượng BOD tại cảng Nhà Rồng là 30 mg/l, vượt hơn 7 lần tiêu chuẩn cho phép của môi trường).

* Sử dụng hoá chất trong khai thác tài nguyên ĐNN: Việc sử dụng thuốc

nổ, độc tố Xyanua để đánh bắt cá gây ô nhiễm môi trường đáy, phá huỷ cấu trúc sinh thái của rạn san hô (Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo), huỷ diệt quần xã sinh vật và để lại nhiều tác động lâu dài cho môi trường, đa dạng sinh học.[2]

Tuy nhiên, sự mất mát và suy giảm ĐDSH có chiều hướng gia tăng trong nhiều năm gần đây. Các nguyên nhân cơ bản được nhân định là: Sự suy giảm và mất nơi cư trú gây ra do:

+ Các hoạt động của con người như chặt ohas rừng ngập mặn.

+ Đốt rừng, khai thác thuỷ sản bằng phương pháp huỷ diệt và tai biến (cháy rừng, bão lốc, dịch bệnh…)

+ Ô nhiễm môi trường, một số hệ sinh thái thuỷ vực, đất bị ô nhiễm, các chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, từ khai thác khoáng sản ven bờ, phân bón nông nghiệp. [3]

Một phần của tài liệu Đặc điểm tự nhiên, đất đai các vùng đất ngập nước khu vực cửa sông ở việt nam (Trang 26 - 29)