Nguyên lý làm việc của hệ thống.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học thiết kế hệ động lực tàu thuỷ (Trang 48 - 50)

- Phần lớn trong tính toán sức bền hệ trục đều trên cơ sở: + Hệ trục nằm ở trạng thái tĩnh.

4.1.2.3.Nguyên lý làm việc của hệ thống.

Hình 4.1: ơ đồ hệ thống bôi trơn.

1. Ống rót dầu vào tàu. 11.Bơm dầu tuần hoàn.

2.Két dầu dự trữ. 12. Lọc thô.

3. Bơm dùng chung. 13. Bơm dự phòng.

4.Bơm điện. 14.Két làm mát dầu.

5. Két dầu đã phân ly. 15. Ống rót dầu bôi trơn xilanh.

6. Két gom dầu bẩn. 16. Két dầu bôi trơn xilanh.

7. Máy phân ly dầu. 17. Bơm dầu bôi trơn xilanh.

8. Thiết bị sấy. 18. Máy chính.

9. Máy nén khí. 19. Máy phụ.

10. Két tuần hoàn. 20. Ống dẫn dầu ra khỏi tàu.

Dầu được nhận vào các két dự trữ 2 thông qua hệ thống đường ống, két dự trữ dầu nhờn được bố trí trên boong sàn phụ buồng máy ở mạn. Bơm điện 4 cấp dầu từ két dự trữ đến két dầu nhờn trực nhật(tuần hoàn) 10 bố trí trên boong sàn phụ buồng máy. Dầu nhờn được lọc sạch cặn bẩn thông qua bầu lọc thô 12 và được bơm 11 đưa tới bộ

góp dầu. Từ đây dầu được đưa theo các hệ thống đường ống đi bôi trơn máy chính 18, máy phụ 19, các gối đỡ hệ trục và các thiết bị phụ khác. Bơm 13 có tác dụng dự phòng khi bơm 11 có sự cố. Động cơ chính 18 có hệ thống bôi trơn cácte khô, dầu từ cácte động cơ đưa đến két dầu bẩn 6, rồi đến máy phân ly dầu 7, dầu từ két tuần hoàn 10tách ra hai nhánh: đi qua bình làm mát 14 hoặc đi tắt rồi nhập chung vào hệ thống để tiếp tục đi đến tuyến phân phối chính của động cơ, đi bôi trơn và làm mát các cụm chi tiết cần thiết. Trong một số trường hợp một trong các bơm bị hỏng, ta đưa bơm dùng chung 3 vào làm việc với tư cách dự phòng. Cặn bẩn từ máy phân ly và đáy các két được dẫn theo đường ống ra khỏi tàu.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học thiết kế hệ động lực tàu thuỷ (Trang 48 - 50)