Thiết bị giải mã

Một phần của tài liệu LỖI VÀ ĐIỀU KHIỂN LỖI TRONG THÔNG TIN SỐ LIỆU. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÃ (Trang 48 - 50)

Có ba phương pháp giải mã cho mã chập thường được sử dụng đó là: - Sử dụng thuật toán Viterbi.

- Sử dụng phương pháp giải mã tuần tự. - Sử dụng phương pháp giải mã ngưỡng.

Các phương pháp giải mã trên đều có ưu nhược điểm khác nhau nhưng về mặt lý thuyết là rất phức tạp.

Thiết bị giải mã có hai phần gồm sơ đồ gia công các dấu mã nhận được để phát hiện sai (Sơ đồ tính Syndrome) và sửa sai.

Ví dụ sơ đồ giải mã chập (1/2) với b = 4.

CM Vào 5 6 1 2 3 4 7 8 9 10 M3 Ra Dấu thông tin

Dấu kiểm tra

M1

M2

Xung nhịp

Xung nhịp

Tính syndrome Sửa sai

Hình 2.7: Sơ đồ giải mã chập (1/2) với b=4. G1

Về nguyên tắc chung, muốn sửa được sai trước hết phải xác định được vị trí dấu sai rồi đưa ra dấu “1” tương ứng để cộng modul 2 với dấu sai (ở bộ cộng M3) sẽ cho dấu đúng. Để xác định dấu sai phải tách ra các dấu thông tin và các dấu kiểm tra trong dãy các dấu nhận được nhờ khoá K1 hoạt đồng đồng bộ với khoá K của thiết bị mã hoá. Các dấu thông tin được đưa vào bộ ghi dịch G1 có sơ đồ hoàn toàn tương tự như sơ đồ bộ ghi dịch của thiết bị mã hoá để tạo ra các dấu kiểm tra mới. Từ bộ cộng modul 2 M1 các dấu kiểm tra này được đưa tới cộng theo modul 2 (ở bộ cộng M2) với các dấu kiểm tra nhận được để tạo ra Syndrome. Theo Syndrome này ta có thể phán đoán được phần nào đệ chính xác của các dấu mã đã nhận. Thật vậy, khi không có sai dãy dấu kiểm tra tạo ra từ các dấu thông tin nhận được sẽ trùng với dãy dấu kiểm tra nhận được, lúc này Syndrome chỉ gồm toàn các dấu “0”. Khi có sai trong Syndrome sẽ xuất hiện các đơn vị, vị trí của các đơn vị này sẽ khác nhau nếu dấu sai ở các vị trí khác nhau. Căn cứ vào đó ta có thể sửa được các dấu thông tin bị sai (nếu cần ta có thể sửa sai cho cả các dấu kiểm tra nữa).

Một dấu kiểm tra hình thành từ việc cộng modul 2 hai dấu thông tin khác nhau một bước cộng cho trước. Vì vậy, mỗi một dấu thông tin sẽ tahm gia vào việc hình thành hai dấu kiểm tra cách nhau một bước cộng.

Nếu một dấu kiểm tra nhận được náo đó bị sai thì Syndrome sẽ có đơn vị ở vị trí tương ứng. Như vậy, trong các Syndrome có các đơn vị riêng lẻ không tạo thành các cặp cách nhau một bước cộng thì điều đod chứng tỏ đã có sai ở các dấu kiểm tra tương ứng.

Trong thức tế bộ mã chập được sử dụng khá rộng rãi do khả năng sửa được lỗi chum của nó. VÍ dụ nó được sử dụng để chống các lỗi chum khi thiết lập cuộc gọi của thông tin di động.

Một phần của tài liệu LỖI VÀ ĐIỀU KHIỂN LỖI TRONG THÔNG TIN SỐ LIỆU. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÃ (Trang 48 - 50)