(1) Công trình thu
Nguồn nước mặt trước khi vào ngăn lắng cát và ngăn thu được qua song chắn rác để loại trừ các vật nổi có kích thước lớn và qua lưới chắn rác để loại trừ vật nổi có kích thước nhỏ hơn có thể gây tổn hại cho bơm và các công trình xử lý phía sau.
Hình 3.8. Cửa thu nước Hình 3.9. Bơm trục đứng
(2) Bể trộn cơ khí
- Nước từ trạm bơm cấp 1 sẽ được dẫn vào bể trộn có tiết diện vuông. Tại đây nước được clo hóa sơ bộ ở dạng tự do, quá trình cho clo vào nước để oxy hóa phá hủy các hợp chất hữu cơ để khử màu và ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong các bể phản ứng, bể lắng, bể lọc, đường ống dẫn nước.
- Nước đi từ dưới lên sẽ trộn đều với dung dịch PAC, vôi sữa, tại đây sẽ diễn ra quá trình keo tụ tạo ra các hạt keo có khả năng kết dính các chất lơ lửng trong nước tạo thành bông cặn có kích thước lớn.
(3) Bể keo tụ - tạo bông
Tại bể này, nước chảy theo kiểu zizac tạo sự thay đổi về tốc độ và tạo ra hiệu quả khuấy trộn với các cường độ chậm dần. Các hạt cặn chuyển động lệch nhau nên dễ va chạm và kết dính với nhau tạo thành bông cặn. Sau thời gian lưu là 30 phút, nước sau quá trình tạo bông sẽ gom về một mương và mương này cũng có tác dụng phân phối nước đến bể lắng ngang.
Hình 3.11. Các máy trộn trong bể kết bông
(4) Bể lắng ngang
Tại bể lắng ngang, các hạt bông cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ - tạo bông sẽ được lắng xuống theo tác dụng của trọng lực và loại bỏ ra khỏi nƣớc. Trong bể lắng ngang có đặt hệ thống cào cặn tự động và cặn được xả ra ngoài bằng ống xả cặn rồi gom về bể nén bùn.
Hình 3.12. Nước đầu ra từ bể lắng
Nước từ bể lắng tự chảy đến bể lọc bằng ống dẫn và phân phối vào mỗi bể lọc bằng các máng phân phối để nước được phân phối đều. Bể lọc có nhiệm vụ giữ lại các hạt cặn nhỏ và vi khuẩn mà bể lắng không có khả năng giữ và loại bỏ các chất hữu cơ ra khỏi nước. Vật liệu lọc được dùng là cát thạch anh 1 lớp, có đường kính hạt từ 0,5 đến 1,25 mm và một lớp sỏi đỡ. Nước sau khi qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ được thu vào hệ thống xiphông. Hệ thống này có tác dụng điều chỉnh tốc độ lọc. Nước sau đó tràn vào bồn chứa dưới xiphông và được đưa đến bể chứa.
Hình 3.13. Bể lọc nhanh
(6) Bể chứa
Tại bể chứa, nước được khử trùng. Hóa chất khử trùng là cloramine, được tạo ra từ sự kết hợp của clo với amonia được châm thêm vào trong nước. Khử trùng bằng clo với ưu điểm là ổn định chlorine dư trong mạng lưới phân phối và rất hiệu quả trong vệc kiểm soát sự tái phát triển của vi khuẩn.
(7) Trạm bơm cấp 2
Sau đó nước được bơm vào hệ thống phân phối. Trạm bơm cấp 2 sẽ bơm nước từ bể chứa vào mạng lưới phân phối nước của các xã, thị trấn để phân phối nước đến hộ gia đình.
Hình 3.14. Hình tổng quát trạm bơm cấp 2
(8) Hệ thống rửa lọc và xử lý bùn
Ta sử dụng chế độ rửa bể lọc bằng nước. Nước rửa lọc được tuần hoàn lại vào bể lắng ngang. Bùn cặn từ bể lắng sẽ dẫn đến bể nén bùn rồi đem phơi, bùn sau ép sẽ được thu gom và đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ [7] [8]
Dựa vào quy trình công nghệ đề xuất ở chương 3 và tính chất nguồn nước đầu vào, chất lượng nước đầu ra được thể hiện trong bảng 1.1, ta tính toán các công trình đơn vị.
Các công trình đơn vị được tính toán trong chương này bao gồm: Công trình thu, bể trộn cơ khí, bể keo tụ - tạo bông, bể lắng ngang, bể lọc nhanh, bể chứa …