Phân lập nấm gây bệnh bằng phương pháp bẫy nấm trên cà rốt, dùng các lát cà rốt tươi 3-5 mm kẹp chặt mẩu gỗ bị bệnh, sau 3-5 ngày, sợi nấm xuất hiện trên miếng cà rốt và hình thành thể quả (Ảnh 5).
Ảnh 5. Thể quả, sợi cổ nấm và bào tử hình thành trên cà rốt.
Sợi nấm có màu đen có sợi cổ nấm dài, phía trên đỉnh phun bào tử màu vàng bóng. Thể quả hình cầu hoặc gần cầu có mầu nâu đen đến đen chiều dài từ 150µm đến 279µm chiều rộng từ 95 µm đến 192 µm với chiếc cổ dài từ 256 µm đến 658 µm (Ảnh 6a) phía đầu cổ có miệng xung quanh có
những sợi tua ra là nơi phát tán bào tử hữu tính (Ảnh 6c). Bào tử hữu tính có hình mũ chiều dài từ 4,4 µm đến 9,3 µm chiều rộng từ 2,1 µm đến 4,9 µm (Ảnh 6b). Bào tử vô tính được sản sinh từ sợi sơ sinh có hình trụ chiều dài từ 11,7 µm đến 17,5 µm chiều rộng từ 1,8 µm đến 4,7 µm (Ảnh 6d,f)., bào tử vô tính được sản sinh từ sợi thứ sinh có hình trống chiều dài từ 4,9 µm đến 10,5 µm chiều rộng từ 2,9 µm đến 6,2 µm (Ảnh 6e,g). Bào tử áo có chiều dài từ 10,2 µm đến 13,5 µm chiều rộng từ 21,3 µm đến 25,1 µm (Ảnh 6h). Phân lập hệ sợi và làm thuần trên môi trường PDA hệ sợi nấm ngắn nhẵn mỏng, ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu kem xanh để lâu chuyển sang màu nâu đen, tốc độ phát triển trung bình trên môi trường là 70,8 µ m/h; sinh trưởng tốt nhất ở thang nhiệt độ từ 25-30oC, sợi nấm không phát triển ở nhiệt độ 5oC, phát triển chậm ở nhiệt độ 10 oC và 35oC. Trên môi trường PDA cũng xuất hiện bào tử nấm giống như trên cà rốt.
Ảnh 6: Đặc điểm hình thái bào tử nấm Ceratocystis sp. a. thể quả hình
cầu với chiếc cổ dài. b. bào tử hình mũ. c. phía đầu cổ với những sợi tua ra. d. sợi sơ sinh. e. sợi thứ sinh. f. bào tử vô tính hình trụ. g. bào tử vô tính hình trống.h. bào tử áo (Chlamydospores). [kế thừa viện Lâm Nghiệp Hà Nội].
Qua các đặc điểm về triệu chứng và đặc điểm cấu tạo hiển vi nấm nêu trên nấm gây bệnh được xác định là loài Ceratocystis thuộc họ
Ophiostomataceae, bộ Ophiostomatales và lớp nấm túi Ascomycetes. Đây là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm cho nhiều cây nhiệt đới hiện đã xuất hiện ở cây Keo Việt Nam.
d
f g h
e
a b