Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp PCCCR tại tỉnh thái nguyên (Trang 57)

+ Hầu hết đất còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng Lâm nghiệp. + Địa hình rừng trồng ở ít chia cắt, địa hình có nhiều sông suối.

- Tổ chức sản xuất:

+ Diện tích đất rừng về cơ bản đã được giao cho các chủ quản lý, vì vậy họ có ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thuận tiện cho việc quản lý bảo vệ rừng.

+ Được sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc phát triển lâm nghiệp nói chung và PCCCR nói riêng (thông qua hợp đồng, quy chế phối kết hợp thực hiện, đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia).

- Khoa học kỹ thuật:

+ Mở cá lớp tập huấn, diễn tập nâng cao khả năng PCCCR cho kiểm lâm địa bàn, cán bộ địa phương ở những nơi có nhiều rừng

+ Đã lựa chọn được một số cây trồng địa phương làn đường băng cản lửa.

- Chính sách:

+ Luật bảo vệ phát triển rừng và các chính sách dưới luật, cũng như các quyết định, chỉ thị của địa phương về quản lý rừng khả đầy đủ đó là cơ sở pháp lý để thực hiên bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng.

+ Mạng lưới cán bộ kiểm lâm phát triển đến thôn, bản, đã được đào tạo có trình độ và phương pháp làm việc với cộng đồng, có những kiến thức cơ bản về PCCCR.

+ Ý thức trách nhiệm cửa người dân đang từng bước được cải thiện

3.3.6.2. Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên:

+ Khí hậu có mùa khô hanh kéo dài

+ Có nhiều cây rễ cháy như: Thông, Keo, Bạch đàn.. + Địa hình rộng, một số nơi đi lại khó khăn

+ Thiếu nước chữa cháy - Kỹ thuật:

+ Đầu tư trang thiết bị thiếu, chủ yếu là thủ công + Thiếu cây trồng làm đường băng cản lửa

+ Chưa xây dựng bản đồ quản lý lửa rừng

+ Thiếu dự báo cháy rừng, có dự báo độ chính xác chưa cao - Tổ chức thực hiện:

+ Lực lượng chuyên trách tuyên truyền, tuần tra chưa thường xuyên + Chưa có cơ chế phối kết hợp giữa các bên tham gia một cách rõ ràng + Các chủ rừng chưa xây dựng được kế hoạch PCCCR

+ Xử lý vi phạm tính dăn đe giáo dục thấp - Xã hội:

+ Chính quyền địa phương một số nơi chưa thực sự quan tâm đến PCCCR

+ Ý thức dùng lửa của người dân chưa cao + Sử dụng rừng sai mục đích

- Chính sách:

+ Tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế như; tuyên chuyền còn mang tính hình thức, kế hoạch thiếu tính thực tế, hiệu quả không cao

- Nguồn lực:

+ Cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng thiếu, phụ cấp tri trả ít.

+ Những địa phương tập chung nhiều rừng trình độ dân trí còn thấp, kinh tế hạn hẹp. Tính cộng đồng của người dân chưa cao, còn đốt phá rừng của nhau.

3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý cháy rừng cho tỉnh Thái Nguyên

Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc; đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng, đặc điểm về điều kiện khí tượng, đặc điểm địa hình cùng thực trạng công tác PCCCR tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đề xuất một số giải pháp về tổ chức-thể chế; kỹ thuật và kinh tế xã hội nhằm làm tốt hơn nữa công tác quản lý cháy rừng ở địa phương. Đặc biệt đề tài sẽ đề xuất cụ thể hơn các biện pháp thuộc vấn đề quản lý VLC.

3.4.1. Giải pháp về tổ chức - thể chế

* Về tổ chức lực lượng PCCCR

Kiện toàn tổ chức các lực lượng PCCCR ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo việc chỉ huy thống nhất, trong đó tổ chức lại Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR - Chi cục Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong thực hiện PCCCR.

- Cấp tỉnh:

+ Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng Phương án huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng cấp tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Củng cố, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR co các cán bộ thuộc Đội Kiểm lâm cơ động. Đầu tư các trang thiết bị PCCCR hiện đại cho Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR, có khả năng dập tắt đám cháy một cách nhanh nhất.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật vào phòng Quản lý bảo vệ rừng của Chi cục Kiểm lâm, xây dựng các đề tài nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.

- Cấp huyện:

Xây dựng phương án PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Lực lượng nòng cốt thực hiện Phương án là Hạt Kiểm lâm huyện, các Ban quản lý rừng, các đơn vị phối hợp như: Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, huyện đoàn …Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR thuộc Hạt Kiểm lâm được đầu tư các trang thiết bị PCCCR hiện đại, được tập huấn nghiệp vụ về chữa cháy rừng, quản lý lửa rừng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PCCCR.

- Cấp xã:

Tổ chức lại, rà soát 1261 tổ bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn bản, thành lập thêm các tổ tại địa bàn trọng điểm, nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, các thanh niên có sức khỏe tham gia. Tổ BVR&PCCCR được trang bị các công cụ chữa cháy thô sơ, có nhiệm vụ tuần tra rừng, kịp thời phát hiện các đám cháy tổ chức dập tắt ngay, không để đám cháy lan rộng và báo cáo cơ quan cơ quan chuyên ngành kịp thời. Hàng năm Hạt Kiểm lâm tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCCR cho lực lượng cơ sở

* Về thể chế

- Cần có những văn bản quy định cụ thể về PCCCR, quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia vào công tác PCCCR từng cấp.

- Có những văn bản cụ thể quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng cần phải làm để hạn chế đến mức tối đa không để cháy rừng xảy ra.

- Có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ những người đã cung cấp thông tin, tố cáo những cá nhân, tổ chức do vô tình hoặc cố ý đã gây lên cháy rừng.

- Mỗi khu rừng cần xây dựng những quy định cụ thể khi vào rừng.

3.4.2. Giải pháp kỹ thuật

* Hệ thống phần mềm

Mục đích: Nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát công tác PCCCR từ Chi cục kiểm lâm đến các Hạt kiểm lâm để chủ động phòng cháy và chữa cháy rừng. Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời điểm cháy rừng.

- Phần mềm Cảnh báo cháy rừng (CBCR):

- Phần mềm Phân vùng trọng điểm cháy rừng (PVC) : - Trang thông tin phòng cháy rừng trực tuyến (WEB) - Phần mềm Phát hiện sớm cháy rừng (SMS) :

* Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng

Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng trên quy mô toàn tỉnh, việc dự báo cháy rừng cần đi theo hướng dự báo tổng hợp, gắn với hoạt động dự báo cháy rừng và thông tin cấp cháy rừng từ tỉnh đến cơ sở các xã, thôn, buôn theo các nội dung sau đây:

+ Xác định mùa cháy rừng.

Mùa cháy rừng là khoảng thời gian bao gồm những tháng khô, hạn, kiệt làm cho vật liệu cháy trong rừng bị khô, nỏ, dễ bốc cháy. Mùa cháy rừng xác định qua số liệu khí tượng thủy văn của tỉnh và các vụ cháy rừng xảy ra trong năm. Mùa cháy rừng được xác định bằng các yếu tố lượng mưa bình quân tháng, yếu tố nhiệt độ bình quân tháng, xác định theo chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng:

X=S.A.D

Trong đó:

X: Là chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng nó gồm 3 con số đứng liền nhau là:

-S: là số tháng khô trong năm, với điều kiện lượng mưa tháng khô Ps ≤ 2t.

Với Ps: Là lượng mưa bình quân của tháng khô. t0: Là nhiệt độ trung bình của tháng khô.

-A: Số tháng hạn với Pa ≤ t.

Với Pa: Là lượng mưa bình quân của tháng hạn. T': Là nhiệt độ trung bình của tháng hạn.

-D: Là số tháng kiệt, với lượng mưa Pd ≤ mm.

Dựa vào phương pháp này, xác định mùa cháy rừng ở tỉnh Thái Nguyên vào các tháng 1,2,3,10,11,12 hàng năm.

+ Xác nhận tháng cấp cháy.

Xác định thang cấp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp Nesterop Pi, chỉ số ngày khô hạn liên tục Hi và W% vật liệu cháy của Tiến sỹ Phạm Ngọc Hưng:

- Dự báo hàng ngày theo công thức (1) của Nesterop đã được Phạm Ngọc Hưng nghiên cứu, cải tiến hệ số điều chỉnh K.

Pi=K ∑T0

13 x Dn13 (1). Trong đó:

Pi: Chỉ số tổng hợp nguy hiểm cháy rừng ở một ngày nào đó. K: Hệ số điều chỉnh theo lượng mưa hàng ngày a

K có hai giá trị: K = 1 khi a ≤ 5mm

n: Số ngày liên tục không mưa theo hệ số điều chỉnh K T0

13 : Nhiệt độ lúc 13h, giờ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng trong ngày. - Dự báo dài ngày (tuần khí tượng 7 - 10 ngày) và dự báo hàng ngày theo công thức chỉ số ngày khô hạn liên tục (H) của tiến sỹ Phạm Ngọc Hưng (tuần khí tượng thủy văn này do Đài Khí tượng thủy văn của tỉnh Đăk Lawck cung cấp đều đặn trong suốt mùa cháy)

Hi = K (Hi-1 + n)

Trong đó:

Hi: Số ngày khô hạn liên tục không mưa K: Có cùng ý nghĩa như K ở công thức (1) n: Số ngày liên tục không mưa của lần dự báo

* Xây dựng cơ sở vật chất

- Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng: Để cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy rừng trong ngày hoặc trong kỳ dự báo để các cấp chính quyền, các chủ rừng và cư dân trên địa bàn biết, tự giác thực hiện các biện pháp PCCCR. Biển được đặt ở Văn phòng Ban chỉ đạo PCCCR các cấp, tại các cửa rừng, ven đường giao thông có đông người qua lại (mẫu theo Công văn số 106 ngày 6/3/2000 của Cục Kiểm lâm), dự kiến xây dựng 15 chiếc để lắp đặt tại trụ sở các Hạt Kiểm lâm, ban quản lý rừng và một số Trạm kiểm lâm khu vực trọng điểm cháy rừng.

- Biển cấm lửa rừng: Để thông báo cho mọi người biết đó là những khu vực cấm sử dụng lửa, cấm mang lửa vào rừng. Biển được đặt ở cửa rừng, cạnh đường mòn trong rừng hoặc bên các trục đường giao thông gần rừng có đông người qua lại. Biển được làm bằng tôn tấm không gỉ, hình tam giác cân, được sơn xung quanh viền bằng màu đỏ, ở giữa có biểu tượng ngọn lửa màu đỏ, phía trước có dòng chữ “cấm lửa rừng”, dự kiến xây dựng 200 chiếc để lắp đặt tại các khu vực trọng điểm 3 khu rừng đặc dụng, phòng hộ: khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc, khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa, khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.

- Bảng nội quy bảo vệ rừng &PCCCR: Để thông báo một cách ngắn gọn về những quy định, nội quy của Nhà nước về công tác bảo vệ rừng và PCCCR, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Bảng được đặt ở cửa rừng, bên các trục đường giao thông gần rừng có đông

người qua lại và nơi tập trung đông dân cư. Bảng được làm bằng tôn tấm không gỉ, hình chữ nhật có chân đế vững chắc. Dự kiến xây dựng 50 chiếc trên địa bàn toàn tỉnh

- Xây dựng chòi canh lửa rừng: Tại các khu vực có nhiều diện tích rừng dễ cháy, triển khai xây dựng chòi canh lửa có chiều cao từ 10-15 m, được làm bằng thép, mái che bằng tôn không gỉ. Dự kiến xây dựng 3 chiếc, khu rừng cảnh quan ATK 2 chiếc, khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 1 chiếc.

- Xây dựng 2 kho đựng dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng: khu vực phía Bắc dự kiến xây dựng tại huyện Định Hóa, khu vực phía Nam dự kiến xây dựng tại BQL rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc.

- Xây dựng đường băng xanh cản lửa: Trồng 30 km băng xanh cản lửa tại khu rừng phòng hộ BVMT Hồ Núi Cốc (10km) và khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa (20km). Đường băng xanh được trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng theo phương thức hỗn giao nhiều tầng. Việc dọn sạch tầng cây bụi, thảm mục hàng năm được tiến hành vào đầu mùa khô bằng dụng cụ thủ công hoặc cơ giới.

+ Chọn loài cây xanh phòng cháy: Thử nghiệm chọn những loài cây chịu lửa, có khả năng thích ứng với nhiệt độ cao liên quan đến các đặc điểm sau: Những cây lá mọc nước; Lá có lông hoặc vẩy che chở cho các tế bào sông ở bên trong hoạt động bình thường; Có vỏ dày; Cây có sức tái sinh chồi và hạt mạnh, nhanh khép tán để sớm phát huy tác động phòng lửa; Không rụng lá trong mùa khô (mùa cháy rừng); Cây ở đai cản lửa không cùng sâu bệnh hại với cây trồng rừng hoặc không là ký chủ của sâu bệnh hại rừng.

+ Lựa chọn một số loài cây trồng tại băng xanh phòng cháy.

Cây Dứa bà: là loài cây chịu nước quanh năm, có khả năng ngăn cháy lan mặt đất, có thể trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

Cây Vối thuốc: cây cao, thân thẳng, mọc nhanh tiên phong trên đồi trọc, hoặc tái sinh sau nương rẫy.

Cây Mít và cây Dâm bụt thường xanh quanh năm, có thể chọn làm băng xanh trồng ven đồi nơi đất sâu, ẩm, mát, xốp thoát nước.

Cây Keo tai tượng: là loài cây có thể trồng ở khắp nơi trên nhiều loại đất, cây có tán lá khép kín, có khả năng tạo ra băng xanh khép kín nhiều tầng, tầng trên là cây Keo tai tượng, tầng dưới là cây bụi thường xanh, tạo nên môi trường râm ẩm, có khả năng ngăn lửa cháy lan từ ngoài vào rừng và ngăn cháy lướt trên ngọn.

Cây me rừng: Trong thân, lá chữa nhiều nước, thân có vỏ dài.

Một số loài cây keo thuộc họ đậu mọc nhanh, xanh quanh năm, có tác dụng ngăn lửa, tạo nên môi trường râm ẩm, cải tạo đất.

* Quản lý vật liệu cháy

Trên cơ sở có bản đồ quản lý cháy rừng tiến hành những biện pháp quản lý VLC như sau:

+ Đối với những diện tích rừng mới khai thác cần tiến hành trồng rừng. Trước khi trồng rừng, yêu cầu các chủ rừng phải thực hiện việc xử lý thực bì. Phát dọn thực bì, vun thành từng dải để khi có điều kiện thuận lợi vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, gió nhẹ tiến hành đốt.

+ Vệ sinh rừng

- Với những khu rừng trồng dễ cháy như Thông nhựa và Bạch đàn trước mùa khô các chủ rừng thực hiện những biện pháp vệ sinh rừng, thu gom thảm khô. Mục đích làm giảm lượng thực bì bao gồm cây bụi và thảm tươi xen lẫn dưới tán rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt.

- Với những khu rừng mới trồng, khi cây rừng chưa khép tán có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là rừng Thông nhựa, do cây bụi thảm tươi nhiều, vật liệu bị khô hanh về mùa khô, cần có những biện pháp chăm sóc để hạn

chế cháy rừng như các biện pháp phát luỗng dây leo cây bụi, chăm sóc vun gốc cho cây một năm ít nhất làm 2 lần: khi mưa xuân và trước mùa khô hanh.

Việc dọn vệ sinh rừng được tiến hành như sau:

Năm thứ 1: Luỗng phát 1 lần sau khi trồng rừng khoảng 3 - 4 tháng, phát toàn bộ cây bụi và thảm tươi.

Năm thứ 2: Luỗng phát 2 lần; lần 1 vào trước mùa khô (tháng 10,11), lần 2 vào đầu mùa mưa (tháng 3,4) .

Năm thứ 3: Phát 2 lần vào trước mùa khô và đầu mùa mưa Năm thứ 4: Luỗng phát thực bì 1 lần vào trước mùa khô

- Đối với những diện tích rừng đang khép tán nên tiến hành các biện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp PCCCR tại tỉnh thái nguyên (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w