Ảnh hưởng của hàm lượng axit boric tới thời gian đóng rắn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hỗn hợp khuôn trong công nghệ đúc mẫu chảy (quá trình đóng rắn) (Trang 61 - 64)

B ảng 3.1: Kích thước mắt sàng tiêu chuẩn theo ASTM

4.4.2.1. Ảnh hưởng của hàm lượng axit boric tới thời gian đóng rắn:

Hình 4.12: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của axit boric tới thời gian đóng rắn của thạch cao Thái Lan

Nhận xét:

Đường đông đặc của thạch cao đúng như quy luật của nó. Khi phản ứng của thạch cao với nước:

CaSO4 x 0.5H2O + 1.5H2O → CaSO4 x 2H2O +Q

Phản ứng sinh nhiệt, lúc đầu lượng nhiệt ít phản ứng xẩy ra chậm, nhiệt độ tăng chậm. khi lượng nhiệt phản ứng sinh ra lớn làm phản ứng xẩy ra theo chiều thuận. Do vậy phản ứng xẩy ra mạnh hơn, nhiệt độ tăng nhanh hơn.Kết thúc phản ứng là lúc nhiệt độđạt giá trị max, sau đó nhiệt độ giảm dần về nhiệt độ môi trường.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở một số kết quả nghiên cứu quá trình đóng rắn của hỗn hợp khuôn thạch cao sử dụng trong công nghệđúc mẫu chảy cho phép rút ra một số kết luận:

1. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tới quá trình đóng rắn của thạch cao. Từ đó đưa ra lượng nước tốt nhất pha vào thạch cao trong hỗn hợp khuôn sử dụng trong đúc là : 60% nước với thạch cao Thái, 80% nước với thạch cao Lào.

2. Từ kết quả phân tích thành phần hóa học, cấu trúc phân tử của 2 loại thạch cao trong điều kiện Việt Nam đưa ra kết quả là sử dụng thạch cao Lào làm ruột và thạch cao Thái làm vỏ khuôn sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

3. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất phụ gia đến quá trình đóng rắn từđó đưa ra 1 số kết quả sau :

+ Tăng, giảm thời gian đóng rắn bằng cách tăng giảm hàm lượng các chất phụ gia làm chậm là axit boric và axit citric.

+ Tạo ra được hỗn hợp ruột dạng foam làm tăng độ thông khí, độ thoát nước, giảm khối lượng và dễ phá dỡ sau đúc.

+ Hỗn hợp làm vỏ sử dụng thạch cao Thái và chất phụ gia là axit boric cho

độ bền cao hơn hẳn so với không sử dụng chất phụ gia.

4. Từ các kết quả trên đề tài đã đưa ra thành phần hỗn hợp khuôn thạch cao sử

dụng trong công nghệ đúc mẫu chảy phù hợp với tiêu chuẩn ASTM và điều kiện Việt Nam như sau: + Hỗn hợp làm ruột sử dụng thạch cao Lào và: - Axit boric: 0,15 – 0,2% - Axit citric: 1,3 – 1,5% - Cao lanh: 10 – 15% - Nước: 80% + Hỗn hợp làm vỏ sử dụng thạch cao Thái và:

- Cao lanh: 5 – 15% - Axit boric: 0,2% - Nước: 60%

Do thời gian và điều kiện thí nghiệm có hạn, đề tài này hoàn toàn chưa nghiên cứu hết các yếu tốảnh hưởng đến quá trình đóng rắn. Vì vậy, tôi đưa ra một số kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn về công nghệ đúc khuôn thạch cao như sau:

1. Mở rộng nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia làm chậm quá trình

đóng rắn như các chất đường, xenlulo, pholyme, este, ete của những axit có phân tử lượng lớn hay là các sản phân thủy phân của các loại protein, axit amin khác nhau…và các chất phụ gia thúc đẩy quá trình đóng rắn như natri sunphat, nhôm sunphat, kẽm sunphat hay các muối bisuphat nhằm tạo ra được những hỗn hợp khuôn có thời gian đóng rắn và cơ tính phù hợp với quá trình làm khuôn đúc và áp dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

2. Tiết tục đi sâu vào nghiên cứu bản chất của các quá trình, tạo ra một cơ

sở lí thuyết đầy đủ để hoàn thiện công nghệ khuôn thạch cao sử dụng trong đúc với điều kiện Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hỗn hợp khuôn trong công nghệ đúc mẫu chảy (quá trình đóng rắn) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)