Một số đặc trưng của cảm biến giat ốc kích thước 1x1mm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ đo cảm biến gia tốc MEMS ứng dụng đo độ rung (Trang 29 - 31)

Để ứng dụng cảm biến gia tốc áp điện trở trong việc đo độ rung, ta cần dựa trên cơ sở một sốđặc trưng của cảm biến nhưđặc trưng vềđộ nhạy và đặc trưng về

tần số. Dưới đây em sẽ giới thiệu một vài đặc trưng của cảm biến gia tốc áp điện trở

kích thước 1x1mm

- Đặc trưng độ nhạy

Đặc trưng về độ nhạy của cảm biến thể hiện bởi tỉ số giữa điện áp của tín hiệu ra và gia tốc tác động lên cảm biến.

Hình 13: Sự phụ thuộc của điện áp tín hiệu ra vào gia tốc

Đồ thị trên thể hiện sự phụ thuộc của điện áp tín hiệu ra vào gia tốc tác động lên cảm biến ở tần số 50Hz và dải gia tốc từ -4g đến 4g. Giá trị độ nhạy tính được là: 0.33 mV/g.

- Đặc trưng tần số

Giữ nguyên giá trị gia tốc tác động lên cảm biến và thay đổi tần số của gia tốc rung, ta có được đồ thị thể hiện sự phụ thuộc của độ nhạy vào tần số của rung

Hình 14: Sự phụ thuộc của độ nhạy vào tần số rung động

Đồ thị trên cho thấy dải tần số hoạt động tốt của cảm biến là từ 5 đến 80Hz. Cảm biến nhạy với các rung động tần số này và kém nhạy hơn rất nhiều với các rung động có tần số cao hơn. Đặc trưng này của cảm biến thỏa mãn được mục đích

ứng dụng là đo tần số rung của các kết cấu cơ học và độ rung của các cây cầu với các rung động ở tần số thấp, từ 10 đến 100Hz.                  

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế xây dựng hệ đo cảm biến gia tốc MEMS ứng dụng đo độ rung (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)