2 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM

Một phần của tài liệu 20 đề THI THỬ THPT QUỐC GIA môn LỊCH sữ 2016 (Trang 40 - 42)

- Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát Ở từng nội dung, tuỳ theo mức độ trình bày và diễn đạt cho điểm từ 0 đến tối đa.

2 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐINH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG ĐÁP ÁN Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu Đáp án Điểm

Câu 1 Trình bày hoàn cảnh lịch sử và những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945). Theo em những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?

3,0 điểm điểm

Hoàn cảnh lịch sử:

- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh như: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; Phân chia thành quả chiến thắng của các nước thắng trận.

- Trong bối cảnh đó, một Hội nghị quốc tế đã họp ở Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 11/2/1945 với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh (Xtalin, Rudơven và Sơcsin).

0,5đ

Hội nghị Ianta đã đưa ra những quyết định quan trọng:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

- Thoả thuận vị trí đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

+ Ở châu Á: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các quần đảo xung quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin; ….

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Liên Xô đóng quân ở miền Bắc và Mĩ đóng quân ở miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

Toàn bộ những quyết định tại Hội nghị cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

1,5đ

3

Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

- Với việc hình thành trật tự hai cực Ianta, thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập với nhau về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

- Cùng với việc hình thành trật tự hai cực Ianta đã dẫn đến cuộc “Chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX.

- Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành trật tự hai cực Ianta đến khi Liên Xô tan rã đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến trật tự hai cực Ianta.

1,0đ

Câu 2 So sánh hai tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng.

Một phần của tài liệu 20 đề THI THỬ THPT QUỐC GIA môn LỊCH sữ 2016 (Trang 40 - 42)