4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5. Kết luận chương 1
Thực tế hoạt động của các buồng đốt tăng lực trên các động cơ turbine phản lực của các máy bay hiện đại của Việt Nam đã có quá trình cháy ổn định khi bay ở độ cao thấp với tốc độ lớn và xuất hiện hiện tượng tắt lửa khi bay ở độ cao lớn. Ở độ cao lớn, áp suất trong buồng đốt tăng lực nhỏ gây tắt lửa cháy không ổn định, ngoài ra còn gặp hiện tượng nứt nẻ, cong vênh và cháy sém vỏ buồng đốt. Những hiện tượng này thể hiện dao động biên độ lớn của ngọn lửa đã truyền cho vỏ và có thể phá hủy buồng đốt tăng lực.
Ổn định cháy trong buồng đốt tăng lực là một yêu cầu cơ bản khi thiết kế chế tạo động cơ turbine phản lực có buồng đốt tăng lực. Vấn đề ổn định cháy phụ thuộc rất nhiều vào quá trình tạo hỗn hợp cháy liên quan đến nhiều lĩnh vực như động lực học của dòng khí, động lực học hóa học cháy, nhiệt động học, truyền nhiệt, truyền chất. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo hỗn hợp nhiên liệu không khí trong buồng tạo hỗn hợp.
Đề tài tìm hiểu tính ổn định của dòng khí trong buồng tạo hỗn hợp buồng đốt tăng lực và các giải pháp đảm bảo sự ổn định cháy thông qua việc nâng cao chất lượng quá trình tạo hỗn hợp cháy. Lý thuyết dòng nhiễu, thuyết ổn định khí động, ổn định nhiệt động với tính khoa học cao đã được ứng dụng trong nhiều ngành và thu được những kết quả to lớn. Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm sáng rõ nguyên lý cấu trúc buồng tạo hỗn hợp buồng đốt tăng lực động cơ turbine phản lực, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao tính ổn định cháy của buồng đốt.
Chương 2 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA DÒNG KHÍ