- Sáp gì? Sáp ong.
11. ĐỒNG HỒ TREO Lúc la lúc lắc !
Lúc la lúc lắc !
Tích ta tích tắc ! Ngày ngày đêm đêm. Chỉ giờ, chỉ khắc …
Người đời nhờ tôi, Lúc làm, lúc chơi, Có giờ, có giấc,
Ngày thức, đêm ngơi.
Lúc la lúc lắc ! Tích ta tích tắc !
Tháng tháng năm năm, Chỉ giờ chỉ khắc …
Người sinh ra tôi, Tôi đã làm lụng,
Người chớ biếng lười.
Lúc la lúc lắc ! Tích ta tích tắc ! Kiếp kiếp đời đời ! Chỉ giờ, chỉ khắc …
12. CÁI DIỀU
Xương tre mình giấy, Sợi chỉ buộc chằng, Ngày gió đêm giăng, Cất mình bổng tít, Trên cao mờ mịt,
Dưới rộng mênh mang, Sông trắng đất vàng, Rừng xanh núi đỏ.
Trông vời đây đó. Xiết mấy tỏ tường. Nếu chẳng tơ vương, Mắt còn rộng nữa ! *
(*) Riêng câu kết bài này cần được xét lại. Ai cũng biết – kể cả các
em nhỏ vùng quê – con diều tùy lớn bé mà lên được một độ cao tối
đa, quá mức đó, dây thả ra sẽ bị chùng và trở thành sức nặng kéo con diều xuống thấp hơn. Đến như con diều “nếu chẳng tơ vương”
nghĩa là không có dây thì làm sao ở thế đứng được gió mà bay bổng
lên cao ? Trẻ con nhà quê nào mà chẳng biết cảnh khôi hài của con
diều đứt dây. Để tránh những điều mâu thuẫn vừa trình bày, nhà
giáo tiểu học khi đem dạy bài này có lẽ nên đổi hai câu cuối thành :
“Càng nới tơ vương, mắt càng rộng mở”. Và vì có sự tự ý thay đổi
như vậy nên cuối bài phải đề là : Phỏng theo bài Cái Diều của Nam Hương.
Tôi ở trên giời, Tôi rơi xuống đất, Tưởng rằng tôi mất, Chẳng hóa tôi không. Tôi chảy ra sông, Nuôi loài tôm cá. Qua các làng xã,
Theo máng theo mương, Cho người giồng giọt, Thóc vàng chật cót, Cơm trắng đầy nồi, Vậy chớ khinh tôi, Hạt mưa hạt móc.