Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 5 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (KL07321) (Trang 26 - 36)

8. Đóng góp của đề tài

3.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm

3.3.1. Thói quen rửa mặt

Để trẻ thực hiện tốt thói quen này, chúng tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

Thông qua hoạt động học tập

Giờ học với chủ đề: Bản thân

Đề tài: Bài hát: “ Vì sao con mèo rửa mặt”

Chúng tôi lồng ghép giáo dục thói quen rửa mặt cho trẻ thông qua hoạt động đàm thoại, tìm hiểu nội dung bài hát, khi phân tích nội dung bài hát cần tích hợp nhắc lại thói quen rửa mặt cho trẻ.

- Các con ơi, bạn mèo trong bài hát có chăm chỉ rửa mặt không? - Nếu không rửa mặt bạn mèo sẽ bị làm sao?

20

Giáo dục: Chúng mình phải thƣờng xuyên rửa mặt sạch sẽ, rửa mặt vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, khi mặt bẩn, khi đi chơi, sau khi ăn xong… luôn giữ mặt sạch sẽ, thì chúng ta mới đáng yêu, đƣợc mọi ngƣời yêu mến.

Kết thúc: Cho trẻ xem băng đĩa, video hƣớng dẫn rửa mặt.

Thông qua hoạt động vui chơi

- Trẻ chơi ở trong lớp và ngoài trời. + Chơi trong lớp: Trẻ chơi ở các góc

- Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng khuân viên trƣờng, lớp.

- Góc phân vai: Cho trẻ đóng các vai chơi: “ mẹ - con”, mẹ dạy con rửa mặt…

- Góc sách, truyện: Ngồi nghe cô kể chuyện, cùng tìm hiểu về thói quen rửa mặt.

- Góc nghệ thuật: Cho trẻ cùng nhau tô màu thật đẹp em bé đang rửa mặt. - Trong quá trình chơi cô quan sát, hƣớng dẫn trẻ chơi.

- Khen ngợi những bạn đã làm tốt, động viên những bạn chƣa thực hiện đƣợc, tạo hứng thú cho trẻ.

+ Chơi ngoài trời : Cho trẻ đi tham quan vƣờn trƣờng.

Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày

- Chế độ sinh hoạt hàng ngày có thể thông qua các hoạt động trên lớp nhƣ: Trƣớc giờ ăn, sau khi ăn, sau khi ngủ dậy, hoạt động vui chơi…

- Giáo viên tiến hành thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại các thói quen, để trẻ hình thành đƣợc thói quen vệ sinh thân thể.

+ Khi trò chuyện về thói quen rửa mặt của trẻ. - Rửa mặt thì cần phải có gì nhỉ?

- Ở nhà các con thƣờng rửa mặt nhƣ thế nào?

21

- Cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình về thói quen rửa mặt, tại sao lại phải rửa mặt sạch sẽ hàng ngày. Sau đó trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của thói quen rửa mặt.

+ Giáo viên cho trẻ rèn luyện thói quen rửa mặt bằng cách. - Gọi các trẻ lên thực hành rửa mặt, giáo viên quan sát.

- Cho một số trẻ giỏi, biết cách rửa mặt để hƣớng dẫn các bạn rửa mặt. - Trong quá trình quan sát trẻ làm cô quan sát, hƣớng dẫn, nhận xét. Nếu bạn nào làm tốt cô sẽ khen thƣởng, khen ngợi. Động viên những trẻ chƣa làm đƣợc, cố gắng lần sau.

Giáo dục: Chúng ta cần phải rửa mặt sạch sẽ hàng ngày để mặt luôn sạch sẽ, không bị bẩn, mặt sạch sẽ đƣợc mọi ngƣời yêu mến và chúng ta thêm xinh hơn đấy.

Phối hợp với gia đình

- Phối hợp với gia đình có thể đƣợc tiến hành thông qua: Trao đổi với phụ huynh trên lớp, trò chuyện với phụ huynh : Trƣớc và sau khi trả trẻ.

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về thói quen rửa mặt của trẻ trƣớc và sau khi trả trẻ.

+ Hỏi phụ huynh ở nhà trẻ có thƣờng xuyên rửa mặt không , tự giác hay do gia đình nhắc nhở.

+ Trên lớp giáo viên thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ phải rửa mặt thƣờng xuyên , rửa mặt thạt sạch sẽ đáng yêu và đƣợc mọi ngƣời yêu mến.

3.3.2. Thói quen rửa tay

Để trẻ thực hiện tốt thói quen này, chúng tôi tiến hành giáo dục trẻ thông qua các hoạt động sau:

Thông qua hoạt động học tập

Giờ học với chủ đề: Bản thân Đề tài: Thơ: “Cô dạy”

22

Mẹ, mẹ ơi cô dạy Mẹ, mẹ ơi cô dạy

Phải giữ sạch đôi tay cãi nhau là không hay

Bàn tay mà dây bẩn cái miệng nó xinh thế

Sách bút cũng bẩn ngay. Chỉ nói điều hay thôi”

- Trong bài thơ mẹ đã dạy em bé phải làm gì nhở?

À ! đúng rồi, trong bài thơ mẹ đã dạy em bé phải thƣờng xuyên rửa tay, giữ cho đôi tay thật sạch, nếu không tay bị bẩn quần áo, sách vở cũng bẩn ngay.

Giáo dục: Chúng ta phải rửa tay hàng ngày, để cho đôi tay luôn sạch sẽ, thơm tho, đƣợc mọi ngƣời yêu mến.

Hoạt động vui chơi

- Chơi trong lớp và chơi ngoài trời: + Trong lớp: Cho trẻ chơi ở các góc

- Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng khuân viên trƣờng học.

- Góc phân vai: Cho trẻ đóng các vai “ Mẹ - con” mẹ dạy trẻ rửa tay đúng cách.

- Góc sách truyện: Cho trẻ nghe các câu chuyện về các thói quen vệ sinh, tìm hiểu về các thói quen.

- Trong quá trình chơi cô hƣớng dẫn, quan sát trẻ chơi.

- Khen thƣởng những bạn nào thực hiện tốt vai chơi của mình, biết cách rửa tay đúng cách, sạch sẽ. Động viên những trẻ nào làm còn chậm, khuyến khích trẻ chơi,tạo hứng thú trẻ khi chơi.

+ Chơi ngoài trời: Cho trẻ đi tham quan khuân viên trƣờng, xem tranh ảnh về thói quen rửa tay.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

- Chế độ sinh hoạt hàng ngày có thể thông qua các hoạt động trên lớp nhƣ: Trƣớc giờ ăn, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau hoạt động vui chơi…

23

- Giáo viên tiến hành thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại các thói quen, để trẻ nắm đƣợc và hình thành tốt các thói quen vệ sinh thân thể.

+ Cô thấy lớp mình đã nắm đƣợc các bƣớc rửa tay rồi đấy, bây giờ cô sẽ mời một số bạn đã làm tốt lên hƣớng dẫn các bạn rửa tay.

+ Cho trẻ tiến hành rửa tay.

- Giáo viên quan sát trẻ thực hiện.

- Khuyến khích những trẻ làm tốt, động viên những trẻ chƣa làm tốt, cố gắng lần sau, khuyến khích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ.

- Cô thƣờng xuyên theo dõi, giáo dục trẻ phải biết rửa tay khi tay bẩn, trƣớc và sau khia ăn,sau khi đi vệ sinh.

Tổ chức cho trẻ đánh giá tay mình và đánh giá tay của các bạn sau khi rửa tay.

Phối hợp với gia đình và nhà trƣờng

Phối hợp với gia đình có thể đƣợc tiến hành thông qua: Trao đổi phụ huynh trên lớp, trò chuyện với phụ huynh: Trƣớc và sau khi trả trẻ,

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về thói quen rửa tay của trẻ trƣớc và sau khi trả trẻ.

+ Giáo viên có thể trao đổi vói phụ huynh: Ở nhà, trẻ có thƣờng xuyên rửa tay không? Có biết khi nào cần rửa tay và rửa tay nhƣ thế nào không? Tự giác hay để gia đình phải nhắc nhở trẻ mới làm… Mẹ phải thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay và dạy trẻ các bƣớc rửa tay đúng cách.

Ở lớp: Giáo viên thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ phải rửa tay thƣờng xuyên, rửa tay khi tay bị bẩn, trƣớc và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh…dạy trẻ các bƣớc rửa tay đúng cách ( lấy nƣớc, xắn tay áo, rửa tay, lau tay khô..).

3.3.3. Thói quen đánh răng

24

Giờ học với chủ đề: Bản thân Đề tài: Truyện: “Gấu con bị sâu răng”

- Vào ngày sinh nhật của bạn Gấu con, các bạn tặng rất nhiều quà, đó là những món quà gì?

- Khi ăn xong Gấu con có đánh răng không?

- Gấu con đã cảm thấy thế nào? Mẹ Gấu con đã phải đƣa Gấu con đi đâu?

+ Qua câu chuyện này các con học đƣợc gì từ bạn Gấu con?

Giáo dục: Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh răng miệng hành ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ. Mỗi ngày nên đánh răng 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trƣớc khi đi ngủ, các con không nên ăn bánh kẹo mà nên ăn nhiều thức ăn nhƣ: Thịt, cá, trứng, sữa, và nhiều rau quả tƣơi để có cơ thể khoẻ mạnh, có hàm răng chắc khoẻ, trắng bóng…

Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tập đánh răng”

Hoạt động vui chơi

Cho trẻ chơi trong lớp và ngoài trời: Trong lớp: Cho trẻ chơi ở các góc:

Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng bệnh viện, trạm y tế….

Góc phân vai: Cho trẻ chơi trò chơi đóng vai “ Mẹ - con”, mẹ dạy con cách đánh răng đúng cách.

Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ, tô màu những chiếc bàn chải xinh.. Góc sách truyện: Tìm hiểu về thói quen đánh răng của các bạn nhỏ. Chơi ngoài trời: Cho trẻ đi xung quanh, tham quan vƣờn trƣờng. + Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, hƣớng dẫn trẻ chơi.

+ Khen ngợi, khuyến khích những trẻ làm tốt, động viên những trẻ chƣa làm đƣợc cố gắng lần sau, tạo hứng thú cho trẻ.

25

Đƣợc thông qua các hoạt động trên lớp nhƣ: Trƣớc và sau khi ăn, sau khi ngủ dậy…

- Giáo viên tiến hành thƣờng xuyên, lặp đi, lặp lại các thói quen để hình thành tốt các thói quen vệ sinh thân thể cho trẻ.

- Hôm nay đi học ai đánh răng cho con mà xinh thế, chúng mình phải đánh răng thƣờng xuyên(sáng, tối) để có một hàm răng chắc khoẻ và xinh xắn nhé.

+ Giáo viên cho một số trẻ thực hiện tốt lên hƣớng dẫn các bạn đánh răng + Cho trẻ tiến hành đánh răng

- Chúng ta nên đánh răng thƣờng xuyên, không đƣợc ăn nhiều bánh, kẹo gây sâu răng, ăn nhiều thức ăn nhƣ : Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh… để răng luôn chắc khoẻ và sáng bóng.

- Cô quan sát trẻ thực hiện

- Khen ngợi những trẻ làm tốt, động viên những trẻ chƣa làm tốt, cố gắng lần sau, tạo hứng thú cho trẻ.

Phối hợp với gia đình và nhà trƣờng

Có thể tiến hành thông qua : Trao đổi với phụ huynh trên lớp, trò chuyện với phụ huynh : Trƣớc và sau khi trả trẻ

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về thói quen đánh răng trƣớc và sau khi trả trẻ.

- Giáo viên trao đổi với phụ huynh ở nhà của trẻ : Trẻ có thƣờng xuyên, tự giác đánh răng không ? có biết khi nào cần đánh răng và đánh răng khi nào không ?...Mẹ phải thƣờng xuyên hƣớng dẫn, dạy trẻ cách đánh răng, giải thích cho trẻ hiểu tại sao cần đánh răng, nếu không sẽ bị sâu răng….

- Trên lớp : Giáo viên thƣờng xuyên nhắc nhở trẻ phải đánh răng thƣờng xuyên, ngày đánh răng hai lần(sáng, tối), không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, sữa…và hƣớng dẫn trẻ đánh răng đúng cách.

26

3.3.4. Thói quen chải tóc

Hoạt động học tập

Hoạt động tạo hình Chủ đề : Bản thân Đề tài : Tô màu tóc cho bé

- Tóc của các bạn có màu gì ? chúng mình phải tô màu gì ?

- Chúng mình sẽ tô màu nhƣ thế nào(tô đẹp, không để chƣờm ra ngoài)

Giáo dục : Chúng mình phải luôn giữ đầu tóc gọn gàng, chải tóc mỗi khi ngủ dậy, trƣớc khi đi học, ra đƣờng, đi chơi, khi tóc bị rối. Phải luôn giữ đầu tóc gọn gàng thì mọi ngƣời mới yêu mến, và chúng mình sẽ xinh hơn.

Hoạt động vui chơi

Cho trẻ chơi trong lớp và ngoài trời : Trong lớp: Cho trẻ chơi ở các góc:

Góc phân vai: Cho trẻ đóng các vai chơi: “Mẹ - con” mẹ dạy con chải tóc gọn gàng, xinh xắn.

Góc nghệ thuật: Cho trẻ vẽ và tô màu thật đẹp những chiếc lƣợc xinh xắn. - Giáo viên quan sát, hƣớng dẫn trẻ chơi.

- Khen thƣởng những bạn làm tốt, động viên những trẻ chƣa thực hiện tốt, tạo hứng thú cho trẻ.

+ Chơi ngoài trời: Cho trẻ đi tham quan trƣờng, khung cảnh của trƣờng.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

- Có thể thông qua các hoạt động trên lớp nhƣ: trƣớc khi đến lớp, sau khi ngủ dậy…

- Giáo viên tiến hành thƣờng xuyên, lặp đi lặp lại các thói quen để trẻ hình thành đƣợc thói quen vệ sinh thân thể.

27

+ Hôm nay ai buộc tóc cho con thế? Nhìn con rất là xinh xắn và đáng yêu đấy.

+ Cô mời những bạn làm tốt lên hƣớng dẫn các bạn kém hơn chải tóc. + Cô cho trẻ tiến hành chải tóc.

- Trong quá trình quan sát, cô hƣớng dẫn trẻ thực hiện, sửa sai cho trẻ. - Khen thƣởng những bạn nào thực hiện tốt, động viên những bạn chƣa làm đƣợc, tạo hứng thú cho trẻ.

Cô thƣờng xuyên theo dõi trẻ, giáo dục trẻ biết chải tóc đúng cách, chải tóc sau khi ngủ dậy, khi ra đƣờng, khi tóc rối.

Phối hợp với gia đình

- Có thể đƣợc tiến hành thông qua: Trao đổi với phụ huynh, trên lớp, trò chuyện với phụ huynh: Trƣớc và sau khi trả trẻ

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh về thói quen chải tóc của trẻ trƣớc và sau khi trả trẻ.

+ Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh: Ở nhà, trẻ có thƣờng xuyên, tự giác chải tóc không? Có biết khi nào cần chải tóc và chải tóc nhƣu thế nào không? Có tự giác thực hiện hay để gia đình nhắc nhở. Mẹ phải thƣờng xuyên hƣớng dẫn trẻ chải tóc, giải thích cho trẻ tại sao cần chải tóc…

Ở lớp: Giáo viên thƣờng xuyên nhắc nhở các trẻ phải chải tóc mỗi khi ngủ dậy, khi ra đƣờng, khi tóc rối…

3.3.5. Thói quen mặc quần áo sạch sẽ

Hoạt động học tập

Hoạt động tạo hình Chủ đề: Bản thân

28

- Chúng mình cùng nhau quan sát tranh mẫu, có rất nhiều những bộ quần áo đẹp để tí nữa chúng mình cùng nhau vẽ đấy.

- Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu. + Chúng mình sẽ vẽ nhƣ thế nào?

+ Tô màu có đƣợc trƣờm ra ngoài không? - Cô tổ chức cho trẻ vẽ và tô màu.

- Hƣớng dẫn trẻ vẽ, tô màu

- Khen thƣởng những bạn có sản phẩm đẹp, động viên những trẻ vẽ chƣa đẹp, tô màu bị ra ngoài.

Giáo dục: Trẻ phải biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, không dây bẩn ra quần áo, luôn biết giữ quần áo sạch sẽ, gọn gàng, không bị nhăn.

Hoạt động vui chơi

Chơi trong lớp và ngoài trời:

+ Trong lớp: Cho trẻ chơi ở các góc

Góc xây dựng: Cho trẻ xây dựng các khu đô thị.

Góc phân vai: Cho trẻ đóng vai: “ mẹ - con” mẹ dạy con cách mặc quần áo sạch sẽ, đúng cách.

Góc nghệ thuật: Cho trẻ tô màu những bộ quần áo xinh xắn. - Giáo viên quan sát, hƣớng dẫn trẻ thực hiện.

- Khen thƣởng những bạn nào thực hiện tốt, động viên, khích lệ những bạn chƣa làm đƣợc, tạo hứng thú cho trẻ.

+ Chơi ngoài trời: Cho trẻ đi tham quan lớp học

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

- Có thể thông qua các hoạt động trên lớp: Trƣớc khi đến lớp, trƣớc khi ngủ, sau khi ngủ dậy…

- Giáo viên tiến hành thƣờng xuyên, lặp đi, lặp lại các thói quen để trẻ hình thành tốt các thói quen vệ sinh.

29

+ Khi trẻ đến lớp giáo viên trò chuyện với trẻ: Hôm nay, cô thấy con mặc quần áo rất là đep đấy, nhìn rất xinh và đáng yêu.

+ Từ mai trời bắt đầu se lạnh đấy, các con nhớ phải mặc thêm quần áo cho ấm nhé

- Giáo viên mời những bạn làm tốt lên thực hiện thói quen cho cả lớp quan sát, hƣớng dẫn các bạn cách mặc quần áo sạch sẽ.

+ Cô cho trẻ tiến hành mặc quần áo sạch sẽ.

- Trong quá trình quan sát trẻ thực hiện cô hƣớng dẫn, sửa sai cho trẻ. - Khuyến khích những bạn làm tốt, động viên những bạn chƣa làm đúng. - Cho trẻ đánh giá các bạn đã thực hiện đúng chƣa.

Phối hợp với gia đình

Có thể đƣợc tiến hành thông qua: Trao đổi với phụ huynh ở nhà và trên

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hình thành thói quen vệ sinh thân thể của trẻ lớp 5 tuổi ở trường mầm non Ngô Quyền - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (KL07321) (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)