- Phân tích lực từ tác dụng lên từng đoạn của khung dây Từ đó xác định
6. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT
7.1.2 Nguyên tắc hoạt động điện kế khung quay
Khi dòng điện một chiều chạy qua khung dây làm xuất hiện một mô men ngẫu lực từ làm khung bị quay đi. Lúc đó lò xo cũng đồng thời bị xoắn lại tạo ra một mô men cản. Khi có sự cân bằng giữa mô men cản và mô men ngẫu lực từ thì kim sẽ chỉ một giá trị xác định trên thước đo. Vị trí của đầu kim trên thước đo tương ứng với cường độ dòng điện qua cuộn dây hoặc hiệu điện thế giữa hai đầu điện kế. Ngoài ra, các điện kế thực tế có thêm cơ chế để làm tắt nhanh dao động của kim khi cường độ dòng điện thay đổi, để cho kim quay nhẹ nhàng theo sự thay đổi của dòng điện mà không bị rung. Một cơ chế giảm dao động được dùng là ứng dụng sự chuyển hóa năng lượng dao động sang nhiệt năng nhờ dòng điện Phu-cô (Foucault). Cuộn dây được gắn cùng một lõi kim loại nằm trong từ trường của nam châm. Mọi dao động của cuộn dây và đĩa sinh ra dòng Phu-cô trong đĩa. Dòng điện này cản trở chuyển động của lõi kim loại, lõi bị nóng lên, tiêu hao năng lượng dao động và dập tắt dao động.
Để tạo thành vôn kế hoặc ampe kế, các điện kế được mắc thêm các điện trở phụ. Với vôn kế, các điện trở phụ mắc nối tiếp với khung dây và có giá trị rất lớn.
Với ampe kế, các điện trở phụ này gọi là sơn và được mắc song song với khung dây, điện trở các sơn có giá trị rất nhỏ.
Trong thực tế, để giúp đọc kết quả chính xác, một số điện kế kế lắp thêm gương tạo ra ảnh của kim nằm sau thước đo. Điều này đảm bảo mắt nhìn thẳng vào thước đo khi đọc kết quả.