Bệnh phù thủng ở lợn con sau cai sữa

Một phần của tài liệu Điều tra bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn ở địa bàn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh năm 2010 (Trang 47 - 48)

2. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TÍCH VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CÓ HIỆU QUẢ CHO NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN

2.2.6. Bệnh phù thủng ở lợn con sau cai sữa

Thường sử dụng phác đồ sau:

- Gentalylan tiêm 1 ml/10 kg P trong 4-5 ngày.

- Giải độc tố của vi khuẩn E.Coli bằng Urotropin, liều 1 ml/5-10 kg P, ngày 1-2 lần.

- Trợ sức bằng B.Complex, liều 1ml/10kg thể trọng, 1 lần/ngày. - Bù nước bằng chất điện giải như: Electrolytes pha 5g thuốc trong nước uống/50 kg P, cho uống liên tục cho đến khi khỏi.

Nhưng thực tế hiệu quả điều trị rất thấp, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 10- 20%.

2.2.7. Bệnh đóng dấu lợn

Sử dụng một trong hai phác đồ sau.

* Phác đồ 1. Điều trị trong vòng 3-5 ngày.

- Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn: Marphamox-LA liều 1ml/10kg P/ngày.

- Hạ sốt bằng Navet-Analgin C, liều 1ml/15kg P, ngày 1-2 lần. - Trợ sức bằng Vitamin C-2000, liều 1 ml/15 kg P.

- Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn: Marflo-LA liều 1ml/10kg P/ngày.

- Hạ sốt bằng Navet-Analgin C, liều 1ml/15kg P, ngày 1-2 lần. - Trợ sức bằng ADE B.Complex, liều 1 ml/5-8 kg P.

Kết quả điều trị bệnh được thể hiện ở bảng sau:

Ngày điều trị Diễn biến kết quả điều trị

Phác đồ 1 Phác đồ 2 1 Lợn sốt 39oC, nằm yên một chỗ, bỏ ăn, khó thở Lợn sốt cao 41oC, nằm yên một chỗ, bỏ ăn, khó thở 2 Hết sốt, kém ăn, lợn mệt mỏi Lợn sốt 39oC, kém ăn, lợn mệt mỏi

3 Lợn khỏi bệnh Hết sốt, kém ăn, lợn mệt mỏi

4 Lợn khỏi bệnh Tổng con điều trị 50 40 Tổng con khỏi bệnh 38 29 Tỷ lệ khỏi bệnh(%) 76 72,5

So sánh 2 tỷ lệ khỏi bệnh, kết quả phác đồ điều trị 1 và 2 là như nhau.

Một phần của tài liệu Điều tra bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn ở địa bàn huyện can lộc tỉnh hà tĩnh năm 2010 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w