Vai trò của HTX trong việc tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của HTX:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và vai trò đối với sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp đại hồng tại huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

nông nghiệp của HTX:

Đối với hoạt động tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của HTX thì cũng giống như hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp. Có nghĩa là trước đây HTX vẫn có hoạt động tìm thị trường đầu ra cho nông sản, tuy nhiên thì hiện nay hoạt động này cũng đã bị HTX cắt giảm không còn nữa. Cách đây khoảng 10 năm trở về trước thì có thể nói HTX đã thực hiện rất tốt hoạt động này. Cụ thể là trong thời gian đó HTX đã trực tiếp liên hệ được với rất nhiều công ty chế biến và tiêu thụ nông sản như: Công ty mía đường Quảng Ngãi, Công ty thuốc lá, Công ty chế biến dầu tinh bột... HTX đã ký kết được rất nhiều các hợp đồng tiêu thụ nông sản có giá trị như hợp đồng làm vùng nguyên liệu cho công ty thuốc lá nâu, hợp đồng cung cấp mía cho công ty đường Quảng Ngãi... Nhờ vậy nên đã giúp cho người dân tránh được tình trạng bị tư thương ép giá và lo sợ việc nông sản làm ra không được tiêu thụ. Từ đó đã giúp cho đời sống của người dân được cải thiện khác đáng kể. Tuy nhiên kể từ năm 2005 trở lại đây thì hoạt động này không còn trở nên hiệu quả và cho đến nay thì HTX đã bỏ không còn tham gia thực hiện hoạt động này. Nguyên nhân thì như đã nói ở trên, kể từ khi đất nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, thì nên kinh tế thị trường phát triển khá mạnh mẽ nhiều doanh nghiệp thu mua nông sản tư nhân được thành lập đã gây nên sức cạnh tranh rất lớn đối với HTX. Ngoài ra do trình độ quản lý của cán bộ HTX còn chưa cao, chưa có những thay đổi để thích nghi kịp thời với nền kinh tế thị trường cho nên việc bị các doanh nghiệp tư nhân đánh bật ra khỏi hoạt động này là điều tất yếu. Kèm theo đó là việc uy tín của HTX đã giảm khác đáng kể. Chẳng hạn như vào

năm 2006 thì HTX đã liên hệ được với một công ty xuất khẩu ớt Hàn Quốc, sau khi đã kí kết hợp đồng HTX bắt đầu vận động bà con nông dân trồng ớt để xuất khẩu. Tuy nhiên đến cuối vụ, năng suất của ớt thì rất đạt và đảm bảo tiêu chuẩn đề ra nhưng mà lúc này công ty thu mua lại không đến mua. Vậy là buộc người dân phải bán rẻ lại cho các thương lái chợ nông sản hoặc là đổ đi. Qua vụ việc này thì hầu như uy tín của HTX trong lòng người dân đã giảm hẳn.

Bên cạnh đó, theo người dân thì việc họ không còn tiêu thụ nông sản thông qua HTX nữa là do những nguyên nhân như: Hiện nay việc tiêu thụ nông sản thông qua tư thương trở nên thuận lợi hơn, chỉ cần một cú điện thoại là ngay lập tức có xe đến nhà để thu mua tại chổ. Còn đối với HTX thì việc thu mua diễn ra tập trung tấc cả nông sản của người dân được gom lại một chổ rồi cân bán. Đồng thời thì việc thu mua nông sản của HTX không xảy ra nhiều lần mà được thực hiện qua từ 2 – 3 đợt nhưng việc tiêu thụ nông sản của người dân là không có thời gian xát định, có nghĩa nông sản sau khi thu hoạch về thì người dân chỉ bán đi một nữa còn lại một nữa thì để dùng trong gia đình đến khi nào cần thiết thì họ tiếp tục bán. Chính vì vậy mà người dân thường hay chọn tư thương để tiêu thụ nông sản cho dễ dàng. Ngoài ra thì giữa tư thương và người nông dân còn có những mối quan hệ gắn kết khác như: quan hệ làng xóm, quan hệ họ hàng hay cũng có thể là quan hệ giữa con nợ và chủ nợ. Có nghĩa là đầu vụ người dân thường đến các chủ tư thương để vay nợ về mua vật tư, hay là đến mua nợ vật tư của tư thương cho nên khi đến cuối vụ thì họ buộc phải bán nông sản lại cho tư thương mặc dù về giá cả thì có thể thấp hơn so với giá thị trường nhưng mà đó có thể coi như là một phần lãi xuất của khoản nợ mà họ phải trả. Chính vì những lý do như vậy nên HTX đã không thể cạnh tranh lại so với tư thương và buộc phải từ bỏ hoạt động này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và vai trò đối với sản xuất nông nghiệp của hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp đại hồng tại huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)