HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÁC BÀI TOÁN NHẬN THỨC TRONGCHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌCSINH (Trang 26 - 29)

Để xác định hiệu quả của giải pháp một cách tường minh là rất khó nhưng thực sự đã làm lợi rất lớn cho xã hội, hiệu quả kinh tế tốt. Các giải pháp trên đã có tác dụng kích thích học sinh giỏi niềm đam mê học tập, khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức, khả năng tự khẳng định để trở thành những nhà khoa học trẻ. Việc xây dựng bài toán nhận thức đã góp phần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh. Có thể đánh giá một cách khái quát về hiệu quả của sáng kiến như sau:

1. Xây dựng được hệ thống cơ sở lí luận về năng lực, năng lực nghiên cứu khoa học và bài toán nhận thức.

2. Xây dựng được các kĩ năng cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học. 3. Đề xuất quy trình xây dựng bài toán nhận thức và quy trình sử dụng bài toán nhận thức trong dạy học.

4. Xây dựng một số dạng bài toán nhận thức nhằm rèn luyện một số kĩ năng cấu thành năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh.

5. Bước đầu đã kích thích năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng.

Nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tìm ra cái mới, tăng khả năng sáng tạo cũng như khả năng làm việc cho sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học làm tăng khả năng nghiên cứu, tổng hợp và trình bày.

Mỗi năm, chúng tôi tổ chức một buổi hội thảo khoa học của khối chuyên Sinh để giới thiệu các đề tài nghiên cứu khoa học của các em học sinh giỏi. Cho tới nay đã xuất bản được 2 tuyển tập về các báo cáo khoa học của học sinh giỏi và đang được để trong Thư viện của nhà trường, làm nguồn tư liệu tham khảo có giá trị cho học sinh giỏi.

Những con số về kết quả của các kì thi cũng là những minh chứng cho hiệu quả đã đạt được. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia của đội tuyển Sinh học trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định luôn giữ ổn định ở tốp dẫn đầu toàn quốc.

- Năm học 2008 – 2009, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 3 giải Nhì và 5 giải Ba. Năm học 2009 – 2010, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 1 giải Nhất, 5 giải Nhì và 2 giải Ba.

- Trong năm học 2010 – 2011, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhất, 5 giải Nhì và 1 giải Ba; đặc biệt có 2 học sinh đã đoạt thành tích nhất định trong kì thi Olympic Sinh học Quốc tế.

- Năm học 2011 – 2012, có 8/8 học sinh đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhất, 6 giải Nhì; đặc biệt có 2 học sinh đã đoạt Huy chương Bạc và Huy chương Đồng trong kì thi Olympic Sinh học Quốc tế.

- Năm học 2013 - 2014, lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Với 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 2 giải Ba và 1 giải Khuyến khích; trong đó có 01 học sinh được là thành viên chính thức của đội tuyển Quốc gia (gồm 4 học sinh) đoạt Huy chương Đồng.

- Năm học 2014 - 2015, lãnh đội đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học. Với 6 giải Nhì, 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích; trong đó có 01 học sinh được là thành viên chính thức của đội tuyển Quốc gia (gồm 4 học sinh) dự thi Olympic Quốc tế Sinh học tại Đan Mạch.

Để có được thành tích trên, ngoài những giải pháp mà tôi đã thực hiện mà còn là sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến sự quyết tâm rất lớn của

Đảng, Chính quyền và nhân dân Nam Định, sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó là sự tâm huyết, tinh thần đoàn kết của đội ngũ giáo viên nhà trường và một trong những nét đặc thù của nhà trường chính là không khí học thuật.

CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁPDỤNG SÁNG KIẾN DỤNG SÁNG KIẾN

ĐÁNH GIÁ CỦATỔ CHUYÊN MÔN TỔ CHUYÊN MÔN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Trần Thị Thanh Xuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Khoá XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW).

2. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, Số tháng 10/2012

3. Rogiers X. (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. OECD, 2002. Education at a Glance 2002.

5. Erpenbeck, John. Kompetenz und kein Ende? (gedruckt; Zeitschriftenaufsatz), 2002.

6. Weinert, F. E., 2001. Concept of competence: a conceptual clarification. In D.S.Rychen.,& L.H.Salganik. (Eds.). Defining and selecting key competencies (pp. 45e66). Goettingen:Hogrefe.

7. Nguyễn Công Khanh, 2013. Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực. Bài giảng chuyên đề, Đại học Sư phạm Hà Nội.

http://www.vvob.be/vietnam

8. Eckhard Klieme, Johannes Hartig, and Dominique Rauch, The Concept of Competence in Educational Contexts.

9. Phan Thị Thanh Hội và Trần Khánh Ngọc (2014), Tạp chí KH trường Đại học Sư phạm Hà Nội

10. Đinh Quang Báo và cộng sự, 2013. Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015. Kỉ yếu hội thảo một số vấn đề xây dưng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, tr.16-37.

11. Program-specific competencies for BIOLOGY. The University of Victoria’s Department of Biology and UVic Co-op and Career, 2010.

12. Kultusministerkonferenz, 2004. Bildungsstandards im Fach Biologie f ¨ ur den Mittleren Schulabschluss. Beschlussvom16.12.2004

13. Phan Thị Thanh Hội và Trần Khánh Ngọc (2014), Tạp chí KH trường Đại học Sư phạm Hà Nội

14. Lefrançois, R., 1991. Dictionnaire de la recherche scientifique. Lennoxville : Némésis.

15. Beillerot J. 1991. La « recherche », essai d'analyse. Trong tạp chí Recherche et Formation, số 9, tr.17-31.

16. Trần Thanh Ái (2014), “Cần làm gì để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục”. Tạp chí Dạy và học ngày nay.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CÁC BÀI TOÁN NHẬN THỨC TRONGCHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌCSINH (Trang 26 - 29)