Tổ chức của Hồi giáo

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật so sánh hệ thống pháp luật sharia (Trang 25 - 28)

Tổ chức Hồi giáo trên thế giới gồm có hệ thống các chức sắc tôn giáo, các nơi sinh hoạt tập thể của Hồi giáo. Về hệ thống chức sắc Hồi giáo thì từ khi thành lập đến nay, nó không được thống nhất và luôn bị thay đổi tùy theo các giáo phái Hồi giáo:

- Giáo chủ (còn gọi là Giáo trưởng) (tiếng Hồi: Califa, Emir) là người đứng đầu một quốc gia Hồi giáo (Califate, Emirates)

- Ommal là người đứng đầu Hồi giáo ở tỉnh - Hakim (giáo cả) là người cai quản thánh đường - Naib Hakim (phó giáo cả), người phụ tá cho giáo cả - Ahly, người đứng đầu thôn ấp Hồi giáo

- Imam, người hướng dẫn hành lễ, thực hiện nghi lễ cho tín đồ ở thánh đường

- Hadji (hay gọi khác là Hijjah): người tín đồ đã qua hành hương ở thánh địa

Ngoài ra Hồi giáo còn có một số chức sắc khác như Khatib, Tuan, Bilat, Slak, Cadis (lo về tư pháp của chính phủ Hồi giáo); Cheik (làm nhiệm vụ truyền giáo).

Về chính trị, quốc gia Hồi giáo được tổ chức theo cơ cấu chính trị kết hợp vương quyền - thần quyền theo kiểu tổ chức nhà nước ở quốc gia phong kiến phương Đông. Theo đó, vào thuở bắt đầu lập nước thì người đứng đầu quốc gia lúc đó là Đại Tiên tri Muhammad (Prophet Muhammad) và các Giáo chủ (Calipha), những người được Thánh Allah ủy nhiệm làm người đứng đầu quốc gia mới thành lập. Theo như sự sắp đặt của Allah, Giáo chủ vừa là người nắm vương quyền (tập trung mọi quyền lực trong tay – là người chủ tối cao), nắm thần quyền (do là Đại tiên tri nên ông sẽ là người trung gian thực hiện cuộc tiếp xúc Người – Allah) nên nắm thần quyền là điều đương nhiên. Ông chính là hiện thân của Allah, thay Allah cai quản trăm họ.

Chính vì có thực quyền to lớn như thế nên các Giáo chủ nắm đồng thời 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

+ Về quyền hành pháp, quyền này do Giáo chủ nắm giữ.

+ Về quyền lập pháp, các Giáo chủ không tự định ra luật pháp mà lấy kinh Koran làm bộ luật để cai trị quốc gia. Tuy nhiên trong chi tiết, khi có vấn đề nào đó được đặt ra các nhà thần học (ulama) bắt đầu nghiên cứu để đi đến một kết luận mà theo họ là theo đúng tinh thần Kinh Koran. Các kết luận này sau được đưa vào bộ luật Hồi giáo gọi là Shari’ah (nghĩa là con đường phải theo). Về sau, do Hồi giáo chia thành nhiều phái nên cách sử dụng luật pháp Hồi giáo ở mỗi phái cũng khác nhau rõ rệt.

+ Về quyền tư pháp, các Giáo chủ nắm tòa án, và bổ nhiệm những viên quan tòa tài ba vào bộ máy tư pháp (chuyên xét xử) – những người này gọi là chánh án, xét xử ở cấp trung ương. Ở cấp địa phương có quan tòa cấp dưới; ngoài quan tòa ra còn có các phụ tá (muhtabib) để theo dõi các vấn đề liên quan đến thương mãi như nghiên cứu các hợp đồng mua bán, kiểm tra chất lượng hàng hoá, kiểm tra việc cân đo, giữ gìn trật tự trong các chợ và dàn xếp các tranh chấp giữa chủ và thợ. Vì luật Hồi giáo không có văn bản thống nhất và chính thức nên các vị quan tòa này khi xét xử chỉ dựa vào các quyết định (fatwa) mà các cố vấn pháp luật (mufti) đã đưa ra mà thôi. Luật pháp Hồi giáo khắc nghiệt hơn nhiều so với luật Do Thái và luật Thiên chúa: tội giết người và bỏ đạo sẽ bị

tử hình; tội trộm cắp bị chặt tay và đánh bằng roi; các tội nhẹ thường bị xử bằng cách khiển trách mà thôi.

Từ Luật Shari’ah, các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật quốc gia, tạo nên một hệ thống Luật Hồi giáo lớn mạnh như hôm nay. Các quốc gia điển hình áp dụng hệ thống pháp luật hồi giáo có thể kể đến như Afghanistan, Pakistan, Kowait, Bahrain, Quatar, Arập Xêut,…

Các nhà luật gia đánh giá, hai yếu tố cơ bản, tiên quyết để xác định một quốc gia thuộc hệ thống Luật Hồi giáo bao gồm:

+ Đạo Hồi phải là quốc đạo của quốc gia đó;

+ Các quốc gia này phải lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo Hồi làm luật.

Chính vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ, dù xem Đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vì chưa đáp ứng được điều kiện về “pháp điển hóa” Kinh Thánh.

Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state). Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và tư. Cũng chính từ học thuyết này, Shari’ah là luật Thánh Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho mọi thời đại; nói cách khác, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một. Khái niệm này có thể hiểu ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia, tuy nhiên, luật pháp và chính quyền chỉ là một phần của Đạo Hồi.

Tại sao những quy định Luật Hồi giáo lại hà khắc như vậy?

Một số chuyên gia trong lĩnh vực Luật so sánh cho rằng, những quy định và nguyên tắc trong Luật Hồi giáo được xem là lời răng dạy của chúa, và không thể bị thay đổi bởi bất cứ tác động nào, thậm chí là Hiến pháp hay nhà nước, chính là nguyên nhân dẫn đến những cách xử lý đôi phần đã lỗi thời trong thế giới hiện nay.

Trong một số trường hợp, khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức, nhiều người phạm tội không được xét xử một cách công bằng trước tòa đã phải chịu hình phạt từ cộng đồng và dư luận, đôi khi dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.

Ví dụ: Người phụ nữ bị phát hiện ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết. gây nên sự phẫn nộ trên thế giới về vấn đề phân biệt giới tính và nhân quyền.

Một phụ nữ trẻ ở Afghanistan đã bị ném đá đến chết vì ngoại tình. Ảnh: BBC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn luật so sánh hệ thống pháp luật sharia (Trang 25 - 28)