Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa a Văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG có đáp án CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH PHẠM THẾ THÌN đh KINH tế HUẾ (Trang 27 - 28)

a. Văn hóa giáo dục

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến, thực dân. Người cho rằng: giáo dục phong kiến là tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng; giáo dục thực dân là thực hiện sự ngu muội, đồi bại, xảo trá, nguy hiển hơn cả sự dốt nát.

- Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới

phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài. Nền giáo dục đó sẽ “... làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.

Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục: - Xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng.

- Thực hiện cải cách giáo dục thông qua xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý. - Xác định rõ phương châm, phương pháp giáo dục:

+ Phương châm: học đi đôi với hành; lý luận liên hệ với thực tế, học tập kết hợp với lao động, nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng, học suốt đời. Coi trọng tự học, tự đào tạo, ở mọi nơi, mọi lúc và mọi người.

+ Phương pháp: xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục, giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó, học tập kết hợp với vui chơi; dùng phương pháp nêu gương, giáo dục gắn với thi đua.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, có đạo đức, yên tâm công tác, đoàn kết, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp.

Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm, học mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG có đáp án CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH PHẠM THẾ THÌN đh KINH tế HUẾ (Trang 27 - 28)