Thành giai đoạn 2005-2007
2.3.1. ưu điểm và những mặt đã đạt đuợc.
Hiện nay sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có định hướng phát triển đúng đắn và lâu dài. Là một doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động từ năm 1999, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã dần đi vào ổn định. Điều này
có nghĩa là tiềm lực tài chính của Công ty TMCP Tân Thành không ngừng tăng lên. Nhờ vào công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty TMCP Tân Thành có thể đánh giá được những ưu thế và tồn tại trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Phân tích tình hình tài chính của công ty là mối quan tâm của nhiều nhóm
người khác nhau như giám đốc Công ty, tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp và đội ngũ công nhân viên của Công ty... Mỗi nhóm người này sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, họ có xu hướng tập trung vào những khía
cạnh khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Vì vậy, các công cụ, kỹ thuật và phương pháp phân tích cơ bản đều giống nhau.
Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính tại Công ty TMCP Tân Thành trên cơ sở hệ thống tài chính năm 2005, 2007, với tư cách là một sinh
Bảng cơ cấu nguồn vốn cho thấy, vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2005 là 4.119.229.871đ (tức là 38,09%) tuy giảm ở năm 2006: 3.945.187.151đ (chiếm 28%), nhưng 2007 lại tăng lên 6.421.182.217đ (39,46%). Vốn chủ sở hữu tăng lên tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động xây dựng các kế hoạch tài chính nhằm huy động tốt các nguồn vốn trong công ty. Mặt khác, quy mô của
vốn chủ sở hữu tăng lên còn là cơ sở để công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mua sắm dây chuyền sản xuất mới.
Đồng thời với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả của công ty cũng có nhiều biến động. Tăng mạnh từ 61,91% năm 2005 lên 72% năm 2006 và
đến năm 2007, nợ phải trả giảm xuống còn 60,54%. Đây là xu hướng tốt, công ty
sẽ giảm được sức nặng từ các khoản vay nợ từ bên ngoài mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh trong kỳ, không mất đi những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ròng.
Vốn kinh doanh của công ty cuối năm so với đầu năm tăng lên là 2.181.215.150đ chứng tỏ quy mô hoạt động và khả năng hoạt động của công ty tăng. Điều này càng thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định. Bên cạnh
đó, cơ cấu vốn của công ty cũng được phân bổ một cách họp lý sẽ đem đến cho công ty hiệu quả kinh doanh cao.
Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh doanh của công ty luôn cao hơn thể hiện ở lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn so với khả năng sinh lời của toàn bộ tổng vốn chứng tỏ công
2.3.2. Những mặt hạn chê tồn tại và nguyên nhân
Khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty TMCP Tân Thành, bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn có những tồn tại và nguyên nhân mà công
ty cần cố gắng điều chính.
Có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty còn nhiều hạn chế. Khả năng thanh toán nhanh của công ty kém linh hoạt, chỉ đạt hệ số là 0,08, nguyên nhân là do lượng tài sản tương đương tiền của công ty thấp, công ty cần điều chỉnh tỷ lệ này cho thích hợp, nếu không sẽ mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nhanh mang lại. Khả năng thanh toán tổng quát cũng không cao, như vậy sẽ không tạo được sự tin tưởng từ các chủ nợ và các nhà đầu tư.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm 68,53% so với tổng tài sản, tức là 8.189.039.334đ, do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Thêm vào đó qua phân tích các hệ số đặc trưng lại cho thấy chu kì một vòng quay hàng tồn kho của công ty là 101,69 ngày. Như vậy, lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên làm hạn chế đến tốc độ luân chuyển quay vòng vốn lưu động của công ty. Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Các khoản phải thu (phải thu của khách hàng+các khoản phải thu khác) của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao (17,84%). Đó là kết quả của chính sách nới rộng thời hạn thanh toán để kích thích tiêu thụ. Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do bị khách hàng trả chậm đã buộc công ty phải đi
vay ngắn hạn hay đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để trả cho nhà cung
cấp theo đúng thời hạn trên hợp đồng. Bên cạnh đó, mặt hạn chế của công ty còn
phải huy động từ bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn chiếm dụng
còn cao. Hệ số nợ của công ty đã giảm đi 12,420% so với đầu kì, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (66,68%). Điều này sẽ gây áp lực cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả... Nhưng đây là tình hình chung của các doanh nghiệp tư nhân, vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu được bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công ty đã có sự cố gắng, chủ động trong huy động vốn vay để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh mà vẫn đem lại lợi nhuận.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty trên doanh thu thuần chưa cao. Đó là do mức doanh thu thuần mà công ty đạt được chưa cao được thể
hiện là chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi doanh thu của Công ty TMCP Tân Thành chiếm tỷ lệ là 0,17% chứng tỏ lợi nhuận thu được trên lđ doanh thu thuần là không cao.
Có thể nói tình hình tài chính của Công ty TMCP Tân Thành là tương đối lành mạnh đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường và đủ tài sản để đảm bảo thanh toán các khoản vay nợ tuy là thấp. Nhưng cũng cần thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty trong chưa thật cao và để khắc
CHƯƠNG 3
MỘT SỔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUÂT
KINH DOANH RÚT RA THÔNG QUA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TMCP TÂN THÀNH
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty
TMCP Tân Thành
3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty TMCP Tân
Thành
Môi trường cạnh tranh khốc liệt và những biến động khôn lường của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phản ứng một cách nhanh
Bảng 8: Bảng mục tiêu của công ty TMCP Tân Thành
Đơn vị: đồng
Muốn thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong những năm tới, công ty TMCP Tân Thành phải huy động mọi nguồn lực với các giải pháp chủ yếu sau đây:
Tăng cường các hoạt động Marketing, nhằm giữ vững và phát triển thị trường cả về bề rộng và chiều sâu, từng bước tiếp cận, tìm bạn hàng trong và ngoài tỉnh và trên toàn quốc.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, bán hàng, un tiên khai thác và phát triển thị trường đối với các thị trường tiềm năng.
- Tiếp tục cải tiến thiết bị, công nghệ nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
- Nâng cao các biện pháp quản lý, hợp lý hoá sản xuất để tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, năng lực sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng
sản lượng sản phẩm, giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm.
- Thực hiện triệt để tiết kiệm trong quy trình sản xuất -kinh doanh, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên - nhiên - vật liệu, phấn đấu giảm chi phí sản xuất trên cơ sở,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ.
- Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, quỹ đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm bớt lãi vay bằng cách giảm mức dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm ở mức hợp lý, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm để giảm tối đa dư nợ bán hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TMCP Tân Thành trong thời gian tới
• Đầu tư sản xuất và cung ứng vật tư nguyên liệu
Tìm kiếm các đối tác có thể liên doanh liên kết nhằm mở rộng quy mô sản
xuất, tạo thế mạnh uy tín trên thị trường .
Về tổ chức cung ứng, cần tìm kiếm được các nhà cung cấp mới, đảm bảo tốt tính chính xác nhanh chóng phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong khâu thu mua cũng như vận chuyển, bảo quản hàng hoá, nguyên liệu.
+ Mở rộng thị trường
Củng cố mạng lưới Marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để
liên tục đưa ra thị trường sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh của công ty trên thương
trường.
Phát triển mở rộng thị trường trong nước, duy trì và phát triển các sản phẩm trên thị trường hiện tại cũng như thị trường mới.
Tổ chức kinh doanh vật tư, nguyên liệu đảm bảo vừa phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa công tác kinh doanh vật tư nguyên liệu thành nhiệm
vụ chủ yếu đế tạo ra một phần lợi nhuận cho công ty. • Công tác kỹ thuật
Thường xuyên kiểm tra nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã bao bì,
3.2. Nhũng giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế thị trường đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tổ chức, huy động, quản lý, sử dụng vốn tối ưu.
Trong thực tiễn quản lý tài chính công ty TMCP Tân Thành, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như TSLĐ, TSCĐ. Vì vậy, công ty chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng vốn đảm bảo được sản xuất kinh doanh, tạo ra được lợi nhuận thuần với chi phí vốn thấp nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính
của doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua những phân tích, đánh giá ở cả phần lý luận về thực tế về tình hình tài chính của công ty TMCP Tân Thành. Với những mục tiêu và định hướng phát triển như trên bằng vốn kiến thức của mình em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Công ty TMCP Tân Thành như sau:
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng
cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
- Giá trị TSLĐ của công ty chiếm hơn 81% tổng giá trị tài sản, đồng thời hiệu quả cũng như mức sinh lời của chúng lại rất lớn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết
thiết, hợp lý cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.. Làm được điều này giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chu chuyển TSLĐ do đó có thê thu hồi được vốn nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
- Trong khâu dự trữ: tránh việc dư thừa, ứ đọng hàng hoá dẫn đến tăng chi
phí bảo quản, bằng cách lập kế hoạch sản xuất hợp lý theo nhu cầu của khách hàng cũng như dự đoán xu hướng của thị trường
+ Trong khâu lưu thông: chấp hành tốt việc quản lý tiền mặt, chế độ thanh
toán, giải quyết công nợ, thu hồi vốn nhanh. Hàng hoá phải đảm bảo vận chuyển
với thời gian ngắn, an toàn nhất; xác định đúng đắn nhu cầu của thị trường để giảm chi phí, tránh rủi ro, tăng lợi nhuận.
-Nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền bằng cách tăng lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, tránh để tiền tồn đọng nhiều tại quỹ. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp :
+ Tận dụng chênh lệch thời gian thu chi: để có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh toán cao.
+ Tận dụng triệt đé thời gian trả nợ: Đối với các khoản phải trả có thời hạn
nhất định thì doanh nghiệp không cần chi trả ngay còn đối với các khoản phải
trả có
3.2.2. Biện pháp thứ haị: Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ.
Tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm gần 19% tổng giá trị tài sản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ tránh hư hỏng, mất mát.
Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên để nâng cao hiệu quả
quản lý.
+ TSCĐ đang dùng nên tận dụng triệt đế công suất thiết kế tránh lãng phí không sử dụng hết khả năng phục vụ TSCĐ làm tăng khấu hao trên một đơn vị sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
+ TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý cần bán ngay nhanh chóng thu hồi vốn tạo điều kiện mua sắm TSCĐ mới cho doanh nghiệp, tăng đầu vào TSCĐ để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, việc đầu tư mới TSCĐ rất quan trọng để nâng cao hiệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định đầu tư theo chiều sâu phải
phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng, dự toán vốn đúng đắn.
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới TSCĐ trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hoá sản xuất song không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của doanh nghiệp.
3.2.3. Biện pháp thứ ba : Doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng.
Để có thể làm được điều này : Trước hết, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu luu thông trên thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng, các đại lý
trong và
ngoài tính, khuyến khích hưởng hoa hồng theo doanh số hoặc doanh thu.
3.2.4. Biện pháp thứ tư : Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu.
Để quản lý tốt các khoản phải thu doanh nghiệp cần thực hiện một số biện
pháp sau đây:
Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý :
+ Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, có quan hệ thương mại lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng
thanh toán, doanh nghiệp có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ. Đối với mọi khách hàng chỉ nên ký kết hợp đồng khi họ đã thanh toán
đầy đủ các khoản nợ từ hợp đồng trước .
+ Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn.
+ Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng như