Kiểm tra, giám sát tín dụng chặt chẽ hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt đọng tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Vinh (Trang 45 - 49)

Do đặc điểm trung và dài hạn là thời hạn dài, vốn lớn nên cần phải thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh của Ngân hàng để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, an toàn và hiểu quả. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra và giám sát cán bộ tín dụng có thể kịp thời phát hiện những điểm bất ổn,

từ đó có những lời khuyên kịp thời cho khách hàng khắc phục những khó khăn tạm thời, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giảm rủi ro.

Việc kiểm tra, giám sát cần được thực hiện phù hợp với các giai đoạn của dự án:

o Giai đoạn đầu tư

Giai đoạn nay bao gồm các bước: đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành chạy thử. Giai đoạn này các cán bộ tín dụng cần tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện dự án, quá trình nhận vốn, sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo dự án xây dựng tốt để đi vào hoạt động.

o Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động

Giai đoạn này kiểm tra tiến độ thực hiện sản xuất có đúng kế hoạch và phù hợp với thời vụ của thị trường không, việc nhập nguyên liệu có đúng số lượng, chất lượng không, việc sử dụng nguyên liệu có lãng phí hay không đúng định mức cần thiết không…. Ngoài ra, theo định kì cần phân tích các

báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng tháng, quý xem có dấu hiệu bất ổn trong tình hình tài chính của người vay hay không.

Thông qua việc theo dõi vốn vay, cán bộ tín dụng cần lưu ý khách hàng biết kỳ hạn nợ và đôn đốc họ thu xếp ngân quỹ để trả nợ Ngân hàng đúng thời gian thỏa thuận. nếu khách hàng thực sự gặp khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng nên không thể trả nợ đúng hạn thì cán bộ tín dụng sẽ xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở đơn xin điều chỉnh kỳ hạn nợ của khách hàng. Còn trong trường hợp những khó khăn mà khách hàng gặp phải do nguyên nhân là sự yếu kém của chính họ thì cán bộ cần cùng nghiên cứu và đưa ra những gợi ý những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, còn khoản vay mà được xác nhận là có vấn đề dù còn đang trong hạn cán bộ cần chuyển khoản vay sang bộ phận xử lý rủi ro cao để có phương án điều chỉnh khoản vay về trạng thái bình thường trước khi đến hạn.

Việc kiểm tra giám sát như vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ có kỹ năng phân tích tài chính thông thường mà còn phải có những am hiểu nhất định về lĩnh

vực cho vay và phải có trực giác nhảy bén có thể phát hiện ngay bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp và lý giải đúng những hiện tượng đó. Để làm được điều này, Ngân hàng cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức thực tế cho cán bộ bằng cách tiếp tục đào tạo cán bộ sau khi tuyển dụng, thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức về nghiệp vụ, pháp luật, thị trường, các chủ trương chính sách của Ngân hàng cũng như lĩnh vực có mức vay lớn, thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ điển hình trong ngành. Và nếu có điều kiện thì đưa cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các nước tiên tiến…

Ngoài ra, NHNo & PTNT thành phố Vinh cũng cần lựa chọn các cán bộ có năng lực, có sở trường vào làm việc ở bộ phận xử lý rủi ro cao để tập trung thời gian cũng như năng lực của họ vào việc điều chỉnh các khoản vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bởi trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngay cả khoản vay còn hạn vẫn có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

3.2.5.Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Tín dụng là lĩnh vực chứa đựng mức độ rủi ro cao nhất nhất là trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động trung và dài hạn thì Ngân hàng cần phải thiết lập một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ có thể giúp Ngân hàng phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro phát sinh trong từng nghiệp vụ riêng lẻ để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Đồng thời nó cũng có khả năng dự báo được các rủi ro trong tương lai, giúp ban lãnh đạo quản lý tốt các rủi ro trong toàn hệ thống. Để kiểm tra , kiểm soát nội bộ một cách có hiệu quả việc kiểm soát cần định hướng vào rủi ro, cụ thể như sau: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm soát và thực hiện kiểm soát cần định hướng theo rủi ro.

Những hoạt động trọng yếu có nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng phải được giám sát liên tục, khi sai phạm đã trở nên rõ ràng hoặc khi cần những thông tin nhất định cần đảm bảo có thể tiến hành kiểm soát đặc biệt bất cứ lúc nào.

Thư hai, thông tin là yếu tố hết sức cần thiết để tạo một cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả, do đó phải có tổ chức hệ thống thông tin thống nhất cập nhật chính xác. Hệ thống thông tin phải đảm bảo an toàn, có các kênh thông tin liên lạc tốt bao gồm việc truyền lên cấp tên, cấp dưới và theo chiều ngang giữa các đơn vị.

Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán viên. Chất lượng kiểm toán viên phụ thuộc vào trình độ của kiểm toán viên, vì vậy cần được đào tạo tốt, đảm bảo có năng lực chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình.

Ngoài những giải pháp trên, NHNo & PTNT thành phố Vinh cũng cần đặt thêm nhiều giải pháp hơn nữa để làm giảm được tính rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng một số giải pháp như:

• Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay ngay từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng, nên cán bộ tín dụng đóng một vai trò quan trọng đến chất lượng các khoản cho vay. Vì vậy cần chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức và đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng cho cán bộ nhân viên trong ngành.

• Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

• Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro trên toàn hệ thống

Vì NHNo & PTNT thành phố Vinh có quy mô và phạm vi hoạt động lớn thì số lượng cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng càng đa dạng. Để đảm bảo an toàn, Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro trên toàn hệ thống.

• Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng giúp cho việc thu thập thông tin để thẩm định và giám sát khách hàng được tốt hơn.

• Phân tích rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng.

Ngân hàng có thể xem xét việc sử dụng bán nợ và các công cụ dẫn xuất tín dụng như hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng, các chứng chỉ liên quan đến tín dụng để phân tích rủi ro trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt đọng tín dụng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Vinh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w