Quy trình chiết xuất [14]

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4: “Nguồn tài nguyên sinh vật biển dùng làm thuốc” (Trang 31 - 36)

2. Seavie Hải sâm

2.4.5 Quy trình chiết xuất [14]

Quy trình chiết tách fucoidan từ rong biển tươi gồm 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: quá trình tiết dịch tự nhiên của rong biển tươi sau thu hoạch Giai đoạn này bao gồm các bước sau: Rong biển tươi rửa cắt miếng tiết dịch tự nhiên dịch rỉ.

Rửa: rong biển tươi được rửa sạch bằng nước từ 1 đến 3 lần trong hệ thống rửa nước ngược dòng tùy theo độ nhớt hoặc tốc độ tiết dịch của rong biển. Nhiệt độ nước rửa tốt nhất là nhỏ hơn 30 độ C (để tránh bị phân hủy do nhiệt).

Cắt miếng: rong biển tươi được cắt thành miếng nhỏ với kích thước khoảng 1cm ngay sau khi thu hoạch để tránh tình trạng bị phân hủy.

Tiết dịch tự nhiên: rong biển sau khi được cắt miếng sẽ trải qua quá trình tiết dịch tự nhiên và được giữ ở nhiệt độ khoảng 20 độ C để tránh rong biển bị phân hủy do nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch.

- Giai đoạn 2: Quá trình thu hoạch dịch rỉ

Thời gian tiết dịch của rong biển là khi rong còn “sống”, khác nhau tùy theo loài, mùa thu hoạch, nhiệt độ và điều kiện độ ẩm. Thường từ 12 giờ đến 2 ngày, có loài từ 2 ngày đến 5 ngày, đặc biệt có loài từ 2 ngày đến 3 tuần.

Dịch rỉ chứa fucoidan, laminarin, nước biển, protein, muối biển và một số ít thành phần khác có trọng lượng phân tử thấp như mannitol.

Lượng dịch rỉ tiết ra trên mỗi tấn rong biển tươi thu được trong giai đoạn này từ 30 lít đến 110 lít tùy loại rong biển.

Dịch rỉ do rong biển tiết ra được cho qua máy lọc thô để lọc bã rong biển còn sót.

Chất bảo quản có thể được thêm vào dịch rỉ để loại bớt vi khuẩn và vi sinh vật. Chất bảo quản có thể được sử dụng là formaldehyde, với hàm lượng 0,3% trọng lượng dịch rỉ.

- Giai đoạn 3: Tách Fucoidan từ hỗn hợp dịch rỉ

Hỗn hợp dịch rỉ thu được trong giai đoạn 2 sẽ trải qua các bước: siêu lọc sấy khô bột fucoidan

Siêu lọc: hỗn hợp dịch rỉ được cho qua hệ thống lọc áp suất với màng siêu lọc thích hợp để tách fucoidan ra khỏi hỗn hợp. Có thể sử dụng màng siêu lọc 10 kDa, 20 kDa, 30 kDa, 50 kDa, 80 kDa, 100 kDa hoặc 0,1m để tách fucoidan ra khỏi hỗn hợp dịch rỉ.

Sấy khô: fucoidan thu được sau khi lọc được đem cô đặc, tách nước và sấy khô bằng các phương pháp truyền thống như sấy phun, sấy khô, sấy lạnh. Trong sáng chế này sử dụng phương pháp sấy phun với vòi phun áp suất cao.

2.4.6 Chế phẩm

1. Genk

Thành phần: Fucoidan sulfat hóa cao 300 mg

Dạng bào chế: Viên nang Công dụng:

-Giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể.

-Giúp giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật.

-Giảm triệu chứng loét dạ dày, tá tràng; mỡ máu cao.

2. Fucoidan

Thành phần: Fucoidan 100mg Dạng bào chế: Viên nang Công dụng:

-Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng

-Hỗ trợ phòng chống, ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày- tá tràng.

KẾT LUẬN

Trên thực tế những nguồn tài nguyên sinh vật biển của nước ta có trữ lượng lớn nhưng đa phần được khai thác với mục đích xuất khẩu để thu ngoại tệ mà chưa bảo tồn hợp lí dẫn đến suy kiệt, giảm tính đa dạng sinh học của tài nguyên biển Việt Nam.

Chúng ta xuất khẩu nguyên liệu thô và nhập về các chế phẩm tinh chế với giá thành rất cao, những sản phẩm có giá thành này chỉ đến được tay một bộ phận rất nhỏ những người có nhu cầu

Những thành công nhất định trong nghiên cứu, khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển để ứng dụng trng ngành y- dược mới chỉ là bước đầu và vẫn cần được nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư ở quy mô lớn hơn, cùng với những chính sách khai thác đi đôi với bảo tồn thì mới có khả năng phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Mann, Nicholas H. (2005). “The third age of phage”. PLoS Biology 3 (5): 753– 755. PMC 1110918. PMID 15884981. doi: 10.1371/journal.pbio.0030182. 2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Biển

3. www.vast.ac.vn/.../1110-dieu-tra-danh-gia-nguon-loi-sinh-vat-bien-viet-nam-2

4. suckhoedoisong.vn › Y học 360 › Mở rộng tầm nhìn

5. tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Tiềm...triển...từ...biển-của... 6. Tadeusz F. Molinski, Doralyn S. Dalisay, Sarah L. Lievens, Jonel P. Saludes

(2009) Drug development from marine natural products. Nature Reviews Drug Discovery (8): 69-85

7. Newman D J, Cragg G M (2012) Natural products as sources of new drugs over the 30 years from 1981 to 2010. Journal of Natural Products 75(3): 311–335. 8. Nguyễn Khắc Hường, Sổ tay kỹ thuật nuôi trồng hải sản, NXB Khoa học và kỹ

thuật, 2007.

9. Nguyễn Văn Tiến, Dẫn liệu bước đầu về nguồn dược liệu từ sinh vật biển Việt Nam, Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần thứ nhất, 2003.

10. www.cesti.gov.vn/hoi-dap-cong-nghe/cong-nghe-san...tao-spirulina.../1.html 11.http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-rong-tao-va-cac-san-pham-tu-rong-tao-52998/

12.http://www.cesti.gov.vn/hoi-dap-cong-nghe/chiet-hop-chat-holothurin-a3-co- hoat-tinh-chong-ung-thu-tu-hai-sam.html

13. Nguyễn Kim Độ, Làm giàu bằng nuôi hải sản- Tập 2, NXB Nông nghiệp, 2000

14. http://www.cesti.gov.vn/hoi-dap-cong-nghe/chiet-tach-fucoidan-tu-rong- bien.html

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4: “Nguồn tài nguyên sinh vật biển dùng làm thuốc” (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w