Nhận xét chungvề các ấp nghiên cứu

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG TẠI XÃ THẠNH HẢI VÀ XÃ THẠNH PHONG, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 35 - 38)

1 Tính tổn thương

1.1 Độ nhạy cảm

- Về sinh kế: nghề trồng màu (chủ yếu là dưa hấu và củ sắn), nuôi trồng thủy sản (tôm và nghêu) và đánh bắt thủy sản ven bờ là những ngành có tính nhạy cảm cao, dễ bị tổn thương nhất trước tác động của Biến đổi khí hậu và các yếu tố phi khí hậu. Hầu như tất cả người dân ven biển ít nhiều đều phụ thuộc vào một trong ba nghề chính này. Do đó, để tăng cường sức chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng nơi đây, Dự án nên tập trung vào những vấn đề có liên quan đến ba lĩnh vực nêu trên.

- Về tài nguyên thiên nhiên: đất sản xuất (cụ thể là đất giồng trồng màu), bãi nghêu giống, thủy sản ven bờ và nguồn tài nguyên nước ngọt là những nguồn dễ bị tổn thương cao nhất. Các nguồn tài nguyên này hiện nay đang được khai thác phổ biến và thường xuyên. Nếu không có biện pháp phù hợp để quản lý và phục hồi kịp thời, những nguồn tài nguyên này sẽ bị suy giảm nhanh chóng và kiệt quệ.

- Về sử dụng đất: cuộc khảo sát không có nhiều thông tin về vấn đề này vì tương đối nhạy cảm. Nhưng nhìn chung, tiện ích và cơ sở hạ tầng nơi đây khá tốt so với một số khu vực khác thực hiện dự án. Rừng được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, có xung đột trong vấn đề sử dụng đất giữa chính quyền địa phương và người dân, lỗi có thể một phần do người dân không thực hiện đúng chủ trương của nhà nước, một số hộ tiến hành bao chiếm đất khu bãi bồi ven biểnvà không giao trả lại đất cho nhà nước để thực hiện các dự án khác (như trồng rừng hoặc khoán lại đất cho dân).

1.2 Độ tiếp xúc

- Yếu tố tự nhiên: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến sinh kế người dân và môi trường nơi đây gồm nắng nóng kéo dài (cả bao gồm biên độ nhiệt cao), triều cường, sạt lở và lốc xoáy. Những hiện tượng trên thật sự là mối đe dọa cho

cộng đồng ven biển trong công cuộc chiến gia giảm ảnh hưởng tiêu cực từ BĐKH. Do đó trong hoạt động, dự án cần chú ý đến những nhân tố tiêu biểu này.

- Yếu tố phi tự nhiên: bao gồm thị trường không ổn định, thiếu vốn sản xuất, thiếu tiếp cận khoa học kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ chưa thật hoàn chỉnh là những nhân tố chính được bà con phản ánh. Các yếu tố hiện nay tác động tiêu cực giáng tiếp hoặc trực tiếp lên đời sống của người dân, và góp phần ảnh hưởng xấu đến hệ các hệ sinh thái. Do đó, đây cũng là một điểm Dự án nên chú tâm vào khi thực hiện.

2 Về tầm quan trọng của các tổ chức tại địa phương (Sơđồ VENN)

Về cơ bản, hoạt động sinh kế và ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân chủ yếu được tác động bởi 2 đoàn thể gần gủi nhất trong địa phương là Hội Phụ nữ và Hội Nông dân. Các ban ngành đoàn thể khác dù có hoạt động, nhưng phần nhiều mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tế. Các tổ chức, cơ quan chức năng chuyên môn khác như Kiểm lâm, Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản, Ban Phòng chống Bão lụt,… có hoạt động trong lĩnh vực của mình, nhưng chưa đề cao được tính tuyên truyền, ý thức giáo dục trong nhân dân. Đa phần, người dân phải tự thân vận động, tự lập ra những nhóm chức năng riêng của mình như chơi hội, góp vốn, tự lien lạc với đại lý mua bán…Do đó, còn rất nhiều việc cần phải làm trong vấn đề này, nhưng trước tiên Dự án nên tập trung vào hỗ trợ cho 2 cơ quan gần gũi và hoạt động tích cực nhất cho cộng đồng là Hội Nông dân và Hội Phụ nữđễ giúp đỡ cho người dân.

3 Các đề xuất chính

Hầu hết người dân địa phương đề xuất được hỗ trợ xây dựng tuyến đê ngăn mặn, ngăn triều cường để bà con yên tâm sản xuất mà không bị tác động bởi tình trạng ngập úng hàng năm. Giải pháp này khá tốn kém và có lẽ vượt khả năng hỗ trợ tài chính của dự án BCR. Tuy vậy, trong quá trình thảo luận, bà con đề cập đến việc đồng quản lý tuyến đai rừng ven biển (khu vực dọc Cồn Cao và ấp 7 xã Thạnh Phong) và đề xuất được cùng trồng rừng, quản lý rừng và nuôi tôm-cua dưới tán rừng. Đề xuất này mang tính khả thi cao bởi lợi ích của bà con gắn liền với việc bảo vệ, chăm sóc rừng và hoạt động làm giảm lượng nước biển tràn vào nội đồng gây ngập úng các vùng nuôi trồng thủy sản và hoa màu. Cụ thể, trong nuôi trồng thủy sản, bà con sẽ tự thích ứng với tình trạng nước biển dâng bằng cách đắp bờ bao, trồng thêm rừng ngăn ngừa nước biển dâng dọc theo tuyến kênh Tư Giúptràn vào các khu khoanh nuôi của họ từ đó giảm luôn các tác động do triều cường và ngập úng.

Đề xuất thứ hai là được nâng cao năng lực về thích ứng và ứng phó với biển đổi khí hậu. Một mạng lưới tuyên truyền viên (cán bộ môi trường của xã có thể kiêm nhiệm công tác này) gồm các bên liên quan và khuyến khích sự tham gia của hội phụ nữ xã trong việc tổ chức các chương trình tập huấn, trao đổi các kiến thức về BĐKH, kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế vi mô hộ gia đình. Bên cạnh đó, việc phổ biến các kiến thức KH-KT về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cũng như cách thức chọn lựa cây trồng – vật nuôi phù hợp là rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong quá trình tham khảo ý kiến của nhân dân các ấp, có một số mô hình của những

hộ gia đình sản xuất giỏi như mô hình trồng xoài tứ quý, mô hình nuôi xen cá, cua và sò huyết rất thành công và mô hình này cần nhân rộng cho các hộ gia đình khác.

Việc đa dạng hóa sinh kế cho bà con vùng ven biển là vô cùng cần thiết nhằm giảm mức độ phụ thuộc của họ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Trong đó, việc họ quá phụ thuộc sinh kế của mình vào nguồn tài nguyên nghêu giống xuất hiện hàng năm ở các bãi triều, nguồn cua giống dưới tán rừng, nuôi trồng từ nguồn giống thủy sản tự nhiên nhưng thiếu hướng dẫn kỹ thuậtđã vô hình chung đưa họ vào hoàn cảnh dịch bệnh, thất mùa, nợ nần chồng chất khi thời tiết càng ngày càng khắc nghiệt, khó đoán và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Một hệ thống cảnh báo, dự báo sớm về triều cường, thiên tai là điều hết sức cần thiết để giúp bà con có những hành động thích ứng và ứng phó kịp thời chẳng hạn như di dời, thay đổi mùa vụ, chọn cây – con nuôi phù hợp hơn trong điều kiện thay đổi. Thế nhưng, hiện tại hệ thống này vẫn còn mang tính thụ động (react) nên nhiều khi bà con trở tay không kịp dẫn đến mất trắng mùa màng, nợ lại thêm nợ và cuộc sống của họ lại càng trở nên khó khăn.

Tình trạng sạt lở, vở nổng cát vẫn thường xuyên diễn ra gây nhiều thiệt hại về của cải vật chất cho bà con. Một mô hình trồng rừng trên đất cát, đất cát pha hay trong điều kiện sạt lở cần được nghiên cứu thử nghiệm và sớm ứng dụng trong điều kiện của xã Thạnh Phong và Thạnh Hải là cấp thiết.

Hiện trạng nghêu thương phẩm và nghêu giống chết trên diện rộng trong giai đoạn nắng nóng kéo dài gây ra không ít khó khăn cho bà con sống phụ thuộc vào nghề khai thác và nuôi nghêu này. Tuy nhận được sự quan tâm của các bên liên quan trong việc xác định nguyên nhân và tìm giải pháp giảm thiểu rủi ro cho tình trạng nghêu chết nhưng theo thực thế quan sát thì hiện các HTX nghêu trên địa bàn huyện Thạnh Phú nói chung và xã Thạnh Phong, Thạnh Hải nói riêng vẫn còn rất mơ hồ về các bước phòng chống/ngăn ngừa rủi ro, thiếu kiến thức khoa học tronghoạt động nuôi nghêu. Nghêu vẫn chết hàng năm và cuộc sống của người dân vẫn điêu đứng.

Tiếp tục công tác trồng rừng, tạo tấm chắn phi lao dày hơn, khuyến khích sự tham gia của người dân trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng như gắn chặt lợi ích của họ với công tác bảo vệ rừng là việc rất cần thiết.Nhà nước và người dân cùng tham gia bảo vệ rừng và người dân cũng được chia sẻ lợi ích từ rừng.

Hiện tại, nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân chưa đảm bảo vệ sinh. Nước bị nhiễm mặn và phèn rất nặng, đề xuất xây dựng các trụ nước quy mô gia đình, sử dụng các vật liệu lọc địa phương để giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, đa số người dân vùng biển không sử dụng hố xí hợp vệ sinh mà đi vệ sinh trực tiếp trên các con sông, kênh, rạch. Do vậy, hoạt động hỗ trợ xây dựng các hố xí hợp vệ sinh cũng là một trong những đề xuất đáng quan tâm.

Mô hình du lịch lịch sử, ngắm biển và du lịch rừng dựa trên cảnh quan của Khu BTTN đất ngập nước Thạnh Phú là một mô hình cần xúc tiến đầu tư. Đây chính là một trong

những mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái, gắn kết lợi ích của người dân với việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.Khi mô hình này phát triển, người dân địa phương sẽ có thể hưởng được lợi ích từ rừng đồng thời nâng cao nhận thức của họ hơn trong công tác trồng thêm, chăm sóc và phát triển hệ sinh thái tự nhiên có sẵn. Quy hoạch vùng trồng màu và nuôi trồng thủy sản hợp lý [quy hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn] nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngầm, tối thiểu hóa tác động/rủi ro từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các khu vực nuôi trồng.Đây là một đề xuất mà cấp tỉnh nên xem xét bởi tình trạng lan truyền dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng như tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm phục vụ cho tưới tiêu đang và sẽ diễn ra nghiêm trọng trong tương lai rất gần. Và cuối cùng rồi thì mọi hoạt động sản xuất của con người thiếu quy hoạch hợp lý, vượt quá ngưỡng chịu đựng của thiên nhiên cũng sẽ gây ra những tác động vô cùng to lớn đến chính con người.

Các đề xut khác

- Đối với phần đề xuất chung cho 2 xã, có một số vấn đề khả thi Dự án có thể tập trung vào là xác lượng trững lượng nước ngọt ngầm để có kế khoạch khai thác cho tưới tiêu phù hợp. Hỗ trợ cho dân trong các vấn đề đào tạo nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã trồng màu, tập huấn và tư vấn cho dân kỹ thuật trồng trọt và chọn cây giống phù hợp, hỗ trợ vốn để canh tác. Thử nghiệm mô hình nuôi dê, bò vì nơi đây có nhiều cỏ. Ngoài ra, có thể kết hợp với ngư dân tiến hành bảo tồn một số loài thủy sản quan trọng như cua ghẹ.

- Về đề xuất riêng, nên tác động chính quyền phủ điện cho toàn ấp 8 ở xã Thạnh Phong, đắp bờ bao ngăn mặn và triều cường dọc theo kênh Tư Giúp (khoảng 4km) hoặc đề xuất chính quyền địa phương chuyển dãy rừng ngập mặn mỏng ven kinh và rẫy của người dân làm khu nuôi tôm dưới tán rừng, đồng thời phân bổ đất này cho dân nghèo không có đất canh tác, như vậy người dân sẽ tự làm bờ bao bảo vệ và khu trồng màu sẽđược đảm bảo an toàn trước tác động của triều cường.

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ TỔN THƯƠNG VÀ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG TẠI XÃ THẠNH HẢI VÀ XÃ THẠNH PHONG, HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE (Trang 35 - 38)