PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

III.1. Kết luận:

Việc giảng dạy theo mô hình trƣờng học mới Việt Nam tuy giáo viên vất vả hơn và mất rất nhiều thời gian ở các tháng đầu học kỳ I vì học sinh chƣa quen, nhƣng khi học sinh quen với cách học và cách dạy mới này thì giáo viên tiết kiệm đƣợc thời gian và công sức hơn.

Tôi nhận thấy rằng: tất cả học sinh đều có thể học cách chịu trách nhiệm nếu các em đƣợc tạo cơ hội tham gia, đƣợc tin tƣởng, trao nhiệm vụ và chính bản thân mỗi giáo viên phải kiên nhẫn, không nên nóng vội vì học sinh cần có thời gian để hình thành, phát triển các kĩ năng tham gia. Những kỹ năng đó chỉ có thể đƣợc hình thành, phát triển khi đƣợc thực hành và trải nghiệm trong các tình huống thực tiễn. Học sinh học theo mô hình trƣờng học mới Việt Nam sau một thời gian các em tự nhiên hơn trong giao tiếp, mạnh dạn và chủ động trong học tập hơn, kỹ năng sống của các em tốt hơn.

III.2. Kiến nghị:

Để mô hình thực sự thành công trong thời gian tới, ngành giáo dục cần có giải pháp nhân rộng mô hình, chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm để phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, cần chú trọng đến công tác đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các công cụ dụng cụ cần thiết cho học sinh và giáo viên. Từ đó đáp ứng tốt yêu cầu dạy học của mô hình trƣờng học mới, bảo đảm đầy đủ tài liệu phục vụ dạy và học.

Khi tiếp cận và thực hiện mô hình trƣờng học mới Việt Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, không chỉ ở Trƣờng THCS Nguyễn Viết Xuân mà ở tất cả các đơn vị bạn. Để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của Ban giám hiệu, của giáo viên trong các nhà trƣờng mà cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành liên quan. Có nhƣ vậy thì việc triển khai dạy học theo "Mô hình trƣờng học mới Việt Nam" nói riêng và các dự án khác về giáo dục trong huyện Vĩnh Tƣờng nói chung mới đem lại kết quả tốt.

Trên đây là những giải pháp mà tôi đã vận dụng trong thời gian qua theo kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

Rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các thầy, các cô và các đồng chí góp ý để chuyên đề đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hƣớng dẫn học khoa học tự nhiên, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, nhóm tác giả: Phan Thị Thanh Bình, Nguyễn Đăng Khôi, Trƣơng Đức Kiên, Đỗ Thị Bích Liên, Đinh Thị Thái Quỳnh

2. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên triển khai mô hình trƣờng học mới Việt Nam, môn khoa học tự nhiên của vụ trung học phổ thông

3. Các văn bản chỉ đạo của bộ GD & ĐT về hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học

4. Một số tài liệu về phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, hoạt động trải nghiệm khoa học sáng tạo trong trƣờng phổ thông.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC VÀ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)