Những nghiên cứu trạng thái rừng IIB tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụCO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác ki ệt tại tỉnhThái Nguyên (Trang 38 - 39)

Phạm Ngọc Thường – 2003, [33] đề xuất một số giải pháp kĩ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái nguyên – Bắc cạn trên một số mô hình. Mô hình khoanh nuôi tái sinh t ự nhiên, mô hình này có th ời gian phục hồi 7 – 8 năm cho biết được mật độ cây tái sinh và số lượng cây tái sinh có tri ển vọng/ha. Nhưng công trình này không đưa ra số liệu về kích thước cây tái sinh và không có mô hình đối chứng nên chưa đánh giá đư ợc hiệu quả của khoanh nuôi tái sinh t ự nhiên đến mức nào?. Mô hình khoanh nuôi xúc ti ến tái sinh trồng bổ xung cho biết cây trồng bổ xung có tỷ lệ sống cao, sinh trư ởng tốt nhưng lại không đề cập tới tình hình tái

sinh như thế nào thông qua bi ện pháp kỹ thuật lâm sinh do vậy nó vẫn chưa minh chứng được hiệu quả của mô hình.

Nguyễn Thị Thoa (2005)[30] số lượng loài cây tham gia vào các qu ần xã thực vật rừng ở hai địa phương tương đ ối giống nhau, biến động từ 15 đến 29 loài, có từ 6 đến 8 loài tham gia vào công th ức tổ thành. Các loài cây chính trong công thức tổ thành chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, ít giá trị kinh tế như: Ba soi, Bồ đề, Trẩu, Thành ngạnh, Hu đay, Màng tang, Kháo nư ớc, Thẩu tấu... Đến giai đoạn sau thì đã thấy xuất hiện một số loài cây chịu bóng dưới tán rừng như: Trám chim, Trâm tr ắng, Nanh chuột, Thị lông, Bứa, Kháo vàng,...

Giai đoạn đầu của quá trình phục hồi (4-7 năm) cấu trúc tầng còn khá đơn giản gồm chủ yếu là những loài cây ưa sáng m ọc nhanh, một tầng, những loài cây gỗ hầu như chưa có s ự phân tầng, chiều cao thấp. Độ tàn che của rừng thấp chỉ đạt dưới 0,3; cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh. Giai đoạn 8-15 năm các cây gỗ đã có sự phân chia tầng tán khá rõ rệt, gồm có 2-3 tầng, đôi khi có những cây có chiều cao lớn vượt khỏi tán rừng nhưng số lượng ít. Độ tàn che chung của giai đoạn này đạt 0,4 - 0,5. Tầng cây dưới tán vẫn tương đối phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụCO2 của trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác ki ệt tại tỉnhThái Nguyên (Trang 38 - 39)