7. Kết cấu của luận văn
1.3. Tổ chức thu thuế và thẩm quyền của chi cục thuế
Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Theo Điều 2 Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục thuế trong hoạt động quản lý thuế như: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý thông tin về người nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết toán thuế, cưỡng chế thu nợ, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế…
Đăng ký, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân
Đăng ký thuế TNCN: là việc người nộp thuế thực hiện khai báo với cơ quan quản lý thuế về sự hiện diện của mình, họ có trách nhiệm nộp một (hoặc một số) loại thuế nhất định theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký thuế, người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai những thông tin của mình theo mẫu, sau đó nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế và được cấp một mã số thuế để thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế. Theo quy định của pháp luật, những người có nghĩa vụ thuế mang tính thường xuyên, định kỳ mới phải đăng ký thuế. Pháp luật quản lý thuế quy định cụ thể về đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế.
sinh trong thời kỳ kê khai thuế theo quy định của từng loại luật thuế. Người nộp thuế sử dụng hồ sơ khai thuế của từng loại thuế để kê khai số thuế phải nộp với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác trong số liệu của hồ sơ khai thuế.
Nộp thuế: Pháp luật quản lý thuế quy định cụ thể về thời hạn nộp thuế, địa điểm và hình thức nộp thuế, thứ tự thanh toán tiền thuế, xử lý số tiền thuế nộp thừa, gia hạn thời gian nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Thời hạn nộp thuế được quy định gắn liền với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, giảm phiền hà cho người nộp thuế.
Xử lý tờ khai và kế toán thuế
Xử lý tờ khai và kế toán thuế là khâu quan trọng trong quá trình quản lý thuế, các bộ phận được phân công thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nhận tờ khai thuế, phát hiện các lỗi kê khai và hướng dẫn đối tượng nộp thuế sửa lỗi kịp thời, xác định nghĩa vụ theo kê khai của người nộp thuế
- Theo dõi tình hình thực hiện kê khai của người nộp thuế và cung cấp thông tin này cho các khâu quản lý tiếp theo có biện pháp xử lý phù hợp.
- Nhận chứng từ nộp thuế, hạch toán số thuế đã nộp của đối tượng nộp thuế, theo dõi thanh toán thuế, đảm bảo đúng nợ thuế của đối tượng nộp thuế theo từng khoản thuế phải nộp để khâu cưỡng chế thu nợ thuế thực hiện đôn đốc và cưỡng chế người nộp thuế vào NSNN.
Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế
thuế nộp vào NSNN khi đáp ứng đủ các yêu cầu mà pháp luật quản lý thuế quy định. Việc hoàn thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế TNCN theo Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và công văn số 3228/TCT-KK ngày 12/8/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm tại quy trình hoàn thuế 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011.
Miễn thuế, giảm thuế: là việc người nộp thuế được cơ quan thuế miễn hoặc giảm một phần thuế phải nộp vào NSNN khi đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ và quyết định miễn, giảm thuế đối với các trường hợp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật quản lý thuế như: miễn hoặc giảm thuế cho người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn, người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Điều 60 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính và ra quyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không
khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thực tế. Thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp này là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN
Đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện bởi cơ quan thanh tra chuyên ngành thuế. Đối tượng thanh tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước và bao gồm cả các đơn vị thuộc ngành thuế. Mục tiêu thanh tra, kiểm tra thuế là phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai trái như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế nhằm giảm bớt những tổn thất cho Nhà nước và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời cũng qua quá trình thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế có thể phát hiện những thiếu sót, bất cập trong văn bản pháp luật thuế và quá trình tổ chức thực hiện, từ đó tìm ra những hướng giải quyết nhằm hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế thu nhập cá nhân.
Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế: kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký, kê khai và nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn, chứng từ của đối tượng nộp thuế.
Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế; các nội dung cần có trong quyết định thanh tra; thời hạn thanh tra thuế; nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế; nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế và kết luận thanh tra thuế. Đặc biệt, Luật quản lý thuế còn quy định các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế: thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế,
gian lận thuế; tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Cưỡng chế thu nợ thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong các chức năng của Luật quản lý thuế quy định. Cưỡng chế thu nợ kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế…để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Theo Điều 92 Luật quản lý thuế quy định về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm: người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền nộp chậm tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế, có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định cụ thể trong Luật quản lý thuế với 7 biện pháp: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Bên cạnh đó, theo quy định, trước khi thực hiện cưỡng chế, người bị cưỡng chế phải cung cấp thông tin về tài khoản mở tại ngân hàng, tài sản, các giấy tờ có giá trị. Trước đây, người bị cưỡng chế tìm mọi cách lẩn tránh nhằm kéo dài thời gian nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế. Còn hiện nay, trong các trường hợp trên, cơ quan Thuế
sẽ chủ động xác minh thông tin từ các cơ quan liên quan và ban hành quyết định cưỡng chế.
Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định hành chính thuế, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.
Tập trung tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật thuế, đôn đốc kê khai, nộp thuế, thanh, kiểm tra chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế nhằm ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, từ đó nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Kết luận chương 1
Là một chương lý luận với mục đích dẫn nhập để giải quyết các vấn đề trong những chương tiếp theo, chương 1 chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân. Qua đó có thể rút ra những kết luận sau đây:
1. Nguyên tắc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định của pháp luật có liên quan; phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
2. Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân có vai trò lớn trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý thuế và tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế hiện đại với hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế đề cao quyền và trách nhiệm của các chủ thể chấp hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân: người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế mà cụ thể trong luận văn nghiên cứu là Chi cục Thuế trong hoạt động quản lý thuế như: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quản lý thông tin về người nộp thuế, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết toán thuế, cưỡng chế thu nợ…
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN KIẾN AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG