Tình yêu và thù hậ n Sếch-xpia

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp đàm thoại trong việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài lớp 11 (Trang 28 - 35)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tình yêu và thù hậ n Sếch-xpia

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Sếch – xpia I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức:

- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận của dòng tộc

- Đặc sắc của thiên tài Sêch- xpia, miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại, đối thoại

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại

- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục và xung đột kịch

3. Thái độ:

- Trân trọng tình yêu chân chính và cảm thương cho bi kịch tình yêu vượt lên mọi ngăn cách

II.PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phƣơng pháp: Đàm thoại, đọc diễn cảm, kết hợp với phân tích và bình giảng, thảo luận thao nhóm.

2. Phƣơng tiện: SGK, sách giáo viên, giáo án, sách thiết kế bài giảng, tài liệu tham khảo khác…

III.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ

2. Bài mới: Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhưng trong thời Phục hưng, tình yêu ấy lại được đại thi hào Sếch- xpia miêu tả trong mối quan hệ với thù hận qua câu chuyện về mối tình bất tử của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Họ có vượt qua được thù hận để đến với nhau hay không? Tại sao người ta vẫn thường nói rằng: mối tình

23

của Rô-mê-ô và Giu-li-ét trở thành mối tình bất tử trong mọi thời đại? Tất cả những điều này sẽ được lí giải khi chúng ta học đoạn trích Tình yêu và thù hận.

3. Vào bài:

Nội dung cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả a. Cuộc đời

- Sếch- xpia (1564 – 1616): nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng

- Xuất thân trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, len dạ.

- Cuộc sống chật vật, vất vả.

b. Sự nghiệp văn học

- phong phú, phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiếng bộ, của khát vọng tự do và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

2. Tác phẩm

a. Tóm tắt(SGK)

b. Mâu thuẫn kịch: Khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm

c. Chủ đề: Tình yêu và lòng

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn SGK

? Dựa vào SGK, hãy khái

quát đôi nét về tác giả? Shakespeare

Thời đại Phục hưng xảy ra ở các nước Châu Âu, trong hai thế kỉ XV, XVI. Mục đích của phong trào Phục hưng là xây dựng nền văn minh mới nhằm giải phóng con người khỏi những ràng buộc của tôn giáo và tư tưởng phong kiến, đề cao những giá trị tốt đẹp cao quý của con người.

? Em hãy cho biết sự nghiệp văn học của nhà thơ và tư tưởng được ông thể hiện qua các tác phẩm của mình?

Phong phú, đồ sộ với 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi, là tiếng nói của lương tri và khẳng định cuộc sống con người. - GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung. ? Mâu thuẫn và chủ đề vở kịch? - HS đọc và làm việc cá nhân - HS trả lời - HS trả lời - HS tóm tắt - HS trả lời

24

chung thủy chiến thắng oán thù

3. Đoạn trích:

a. Xuất xứ:

- Thuộc lớp 2 hồi II

- Cảnh Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét tại vườn nhà Ca-piu-lét sau đêm vũ hội hóa trang

b. Đọc – giải thích từ khó:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Hình thức các lời thoại

* 6 lời thoại đầu:

- Lời thoại của từng người, bày tỏ nỗi lòng của từng nhân vật (nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau)

- Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu giếm, chứa đựng cảm xúc Chân thành, đằm thắm.

- Độc thoại có hàm chứa đối thoại, làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.

* 10 lời thoại sau:

- Lời đối thoại ( nhân vật hướng về nhau, nói cho nhau nghe). - Sự khẳng định tình yêu vượt lên mọi thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-et

2. Tâm trạng của Rô- mê- ô và Giu- li- et.

a. Tâm trạng Rô- mê- ô

- Nghệ thuật so sánh, phóng đại. Hình ảnh:

? Em hãy nêu vị trí đoạn trích?

- GV phân vai cho HS đọc đoạn trích, nêu yêu cầu giọng điệu đọc từng vai, đọc diễn cảm thể hiện tình cảm nồng nàn, say đắm của tình cảm yêu đương. - GV nhận xét cách đọc và giải thích những từ khó trong tác phẩm Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích.

? Đoạn trích có bao nhiêu lời thoại? Hình thức các lời thoại đó là gì?

- GV bổ sung, giảng rõ ý

? Em hãy cho biết, trong 3 lời độc thoại, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Rô-

- HS trả lời - HS đọc theo vai GV đã phân công - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời

25

+ Khuôn mặt: Như mặt trời, vừng dương tươi đẹp + Ánh mắt: Lấp lánh như những vì sao. + Gò má: Rực rỡ làm cho đèn nến phải thẹn thùng.  Cách so sánh không mang tính khuôn sáo, tán dương mà xuất phát từ trái tim yêu chân thành, say đắm của Rô- mê- ô. - Hình ảnh thiên nhiên làm nền cho cảnh gặp gỡ tình tứ. Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên hòa cảm, đồng tình.

- Đêm trăng nhưng Rô- mê- ô lại thấy Giu- li- ét đẹp như mặt trời. Nó mang nhiều ý nghĩa: + Trăng sáng, đẹp nhưng ánh sáng mặt trời còn rực rỡ và chói lòa hơn.

+ Mặt trăng tượng trưng cho nữ thần Đi- a- na (Thần thoại La mã) sống trinh bạch suốt đời.

 Đó là hình ảnh vĩnh hằng của vũ trụ, phù hợp với mong muốn về một tình yêu bất tử của những người yêu nhau, một tình yêu đầy ánh sáng lí tưởng nhân

mê- ô ví sắc đẹp của Giu- li- ét với những gì?

- GV nhận xét, bình giảng

? Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong lời thoại của Rô- mê- ô có ý nghĩa gì?

Thiên nhiên làm nền cho cảnh gặp gỡ tình tứ, đoan trang, trong sáng, một thiên nhiên lãng mạn.

? Trong đêm trăng tại sao Rô- mê- ô lại so sánh Giu- li- ét với mặt trời. Điều đó có ý nghĩa gì?

Mặt trời gọi bình minh thức dậy sau đêm dài phù hợp với tâm trạng của Rô- mê- ô, chàng đã từng từ chối ánh sáng và giam mình trong bóng tối khi thất bại trong tình yêu với Rô- da- lin, nhưng giờ đây Giu- li- ét đã làm lành vết thương lòng của Rô- mê –ô, đem lại ánh sáng cho chàng.

? Em hãy nhận xét về những hình ảnh mà Rô- mê- ô đã dùng để so sánh với vẻ đẹp của Giu- li- ét. Điều đó có ý

- HS trả lời

- HS trả lời

26

văn

b. Tâm trạng Giu- li- ét * Khi nói một mình:

- Tâm trạng băn khoăn day dứt, lo lắng, rối bời trước hoàn cảnh éo le.

 hai tiếng “Ôi chao”: lo âu khi nghĩ đến hận thù giữa hai dòng họ.

- Tâm trạng băn khoăn cao độ. Nàng đã tự chất vấn mình, tự tìm cách trả lời: “Sao chàng lại là Rô- mê- ô?”, “Cái tên có nghĩa gì đâu?”

+ Đề xuất cách giải quyết:

Chàng hãy khước từ cha chàng… hãy mang tên họ nào khác đi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi…

+ Khẳng định: Chỉ có tên họ của chàng là thù địch với em thôi.

* Khi nói với Rô- mê- ô:

- “Làm thế nào tới được chốn này, anh tới để làm gì?”  câu hỏi cốt để giải tỏa băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.

- Sự lo lắng cho an nguy của Rô- mê- ô càng tăng lên: “ Nếu anh bị họ hang nhà em bắt gặp nơi đây”, “Tường vườn này cao, rất khó trèo qua” khẳng địch sự quyết định dứt khoát của trái tim Giu- li- ét hoàn toàn hướng về người yêu.

 Diễn biến nội tâm phức tạp:

nghĩa gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, 5 phút ( 2 HS cùng bàn)

? So với tâm trạng của Rô- mê- ô, tâm trạng của Giu- li- ét có gì khác? Câu nói đầu tiên “Ôi chao” nói lên tâm trạng gì của nàng?

- GV nhận xét và mời nhóm khác bổ sung

? Lời thoại thứ 2, 3 của Giu- li- ét cho thấy tâm trạng và mong muốn gì của nàng? - GV nhận xét và mời nhóm khác bổ sung

? Khi nhận ra Rô- mê- ô đang đứng dưới vườn nhìn lên thì lời thoại của Giu- li- ét có gì thay đổi? Vì sao?

- HS thảo luận theo nhóm - HS đại diện nhóm trả lời - HS đại diện nhóm trả lời - HS trả lời - HS trả lời

27

tình yêu chân thành, hồn nhiên, trong sáng, tha thiết, mãnh liệt không chút che giấu. Suy nghĩ chính chắn khi cảm nhận được mối tình có thể sẽ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.

Kết luận: Sếch- xpia thật tài tình khi thể hiện tâm trạng nhân vật: Rô- mê- ô bồng bột, đắm say vì được tình yêu ban cho đôi cánh thiên thần, còn Giu- li- ét thì băn khoăn, khắc khoải, mạnh mẽ, sáng suốt bởi tình yêu soi đường dẫn lối.

3. Tình yêu bất chấp thù hận

- Giu- li- ét đã nhận thức được bức tường đang ngăn cách họ: + Bức tường hiện thực.

+ Bức tường của hận thù

+ Bức tường tình cảm của Giu- li- ét chưa biết chắc Rô- mê- ô có thật lòng với mình không. + Bức tường của lễ giáo phong kiến

- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu- li- ét nhiều hơn. Vì nàng là phận gái, dễ bị hoàn cảnh tác động. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cho cả người yêu.

- Cả hai đều nhắc đến thù hận nhưng không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận, quyết tâm với tình yêu của mình.

- Cả hai nhân vật luôn cố gắng,

? Qua những lời độc thoại và đối thoại của Giu- li- ét, nàng là người như thế nào?

? Em có nhận xét gì về tài khắc họa tâm trạng nhân vật của Sếch- xpia?

- GV nhận xét, phân tích và bình giảng thêm

? Câu nói của Giu- li- ét

“Tường vườn này cao, rất khó trèo qua” có ý nghĩa gì?

? Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở ai nhiều hơn? Trong khi đang tỏ tình tại sao cả hai đều nhắc đến thù hận? - HS phát biểu, trả lời cá nhân - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời

28

quyết tâm để vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng hận thù: + Với Rô- mê- ô: gặp Giu- li- ét và có được tình yêu của nàng, sẵn sang từ bỏ dòng họ, tên tuổi mình để đến với tình yêu.

+ Với Giu- li- ét: Nàng băn khoăn về bức tường cản trở, lo lắng cho tính mạng của người yêu. Khi biết và khẳng định được tình yêu của Rô- mê- ô thì không còn nghi ngại, băn khoăn nữa.

 Bức tường thù hận được dỡ bỏ bởi chính quyết tâm của hai người.

- Ở đoạn trích này, tình yêu chưa xung đột với thù hận, nó chỉ diễn ra trên nền thù hận và thù hận bị đầy lùi, chỉ còn tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.

III. TỔNG KẾT 1. Nội dung:

- Tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận.

2. Nghệ thuật:

- Tình huống giàu kịch tính, cao trào, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách, sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ.

? Cả hai đã làm gì để vượt lên hoàn cảnh đó?

? Theo em, tình yêu trong đoạn trích có xung đột với thù hận không? Vì sao?

? Đoạn trích có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật?

- HS trả lời

- HS trả lời

4. Củng cố: Chốt lại các ý chính

Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận tại sao có thể nói: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người?”

29

Đó là những lí tưởng nhân văn cao đẹp nhất của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng: đề cao con người, ca ngợi tự do, vẻ đẹp trần thế của con người, sống là để yêu thương. Tình yêu xóa bỏ thù hận, nối kết tình người, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài Ôn tập văn học.

Một phần của tài liệu vận dụng phương pháp đàm thoại trong việc dạy tác phẩm văn học nước ngoài lớp 11 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)