Mặt trước của cảm biến với biểu tượng trái tim. Đây là mặt mà tiếp xúc với da. Ở mặt trước có nhìn thấy một lỗ tròn nhỏ đây là LED phát sáng được sử dụng để truyền ánh sáng qua mô. Ngay bên dưới LED là một hình vuông nhỏ đây chính là cảm biến ánh sáng môi trường xung quanh, LED chiếu sáng ánh sáng vào đầu ngón tay, hoặc mô mao mạch và cảm biến đọc ánh sáng bị phản xạ lại.
Hình 2.12: Hình ảnh mặt sau của cảm biến nhịp tim XD-58.
Mặt sau của cảm biến ta có thể nhìn thấy rõ các linh kiện được sử dụng trong mạch xây dựng cảm biến xung.
Có 3 jump chính :
- Dây đỏ là dây nguồn: 3,3 – 5 V. - Dây đen là dây nối đất.
- Dây trắng là dây tín hiệu.
Cách kết nối cảm biến xung vào ngón tay.
Gắn cảm biến vào ngón tay
Hình 2.14: Cách gắn cảm biến xung vào ngón tay.
Đặc điểm thông số đo nhịp tim: - Dải đo:30…250 (nhịp/ phút)
- Độ chính xác nhịp mạch: 1%: 30…250 (nhịp/ phút) - Tốc độ nhịp mạch: 20…300 nhịp/ phút (bpm) Một số lưu ý khi sử dụng cảm biến.
- Không kết nối các cảm biến xung lên cơ thể của bạn trong khi máy tính hoặc Arduino của bạn đang được cung cấp từ nguồn điện xoay chiều (AC). Mà nên dùng máy tính xách tay và sạc dùng dòng điện một chiều (DC).
- Không sử dụng cảm biến khi vị trí gắn mặt trước của cảm biến vào những nới ẩm ướt. Nó sẽ gây giảm tuổi thọ của cảm biến và chất lượng của tín hiệu. Tốt nhất nên bao phủ mặt trước của cảm biến bằng bóng kính và mặt sau nên được phủ 1 lớp keo nến.