KIỂM SOÁT RỦI RO

Một phần của tài liệu Những rủi ro của siêu thị co op mart tiền giang (Trang 26 - 31)

Ưu tiên giải quyết các vấn đề rủi ro cao, ảnh hưởng nhiều đến siêu thị:

Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nhập số lượng hàng hóa cho phù hợp. Cần sắp xếp lại những hàng hóa mới nhập và nhập trước. Có kế hoạch về dự trữ hàng tồn kho, cần kiểm tra theo định kỳ để xem xét loại bỏ những mặt hàng hết hạn sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng. Phân loại hàng theo lô, theo thời gian để dể dàng kiểm soát và quản lý.

Nên để phân loại những hàng hóa dễ bị hư hỏng, để những nơi tránh dịch chuyển va chạm, đối với một số mặt hàng như mỹ phẩm nên có mẫu thử cho khách hàng, ghi chú các mặt hàng dễ hư hỏng để khách hàng thận trọng hơn khi tiếp xúc.

1.4 Cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn không để những mặt hàng kém chất lượng lọt vào siêu thị,loại bỏ ngay những mặt hàng kém chất lượng.

1.6 Siêu thị nên liên kết với các nhà cung ứng để sản xuất rau an toàn,liên kết với các cơ quan kiểm định để xác nhận sản phẩm an toàn chất lượng cao. Đồng thời dán các giấy kiểm định ngay tai quầy thực phẩm để khách hàng tin tưởng và an tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

2.1 Siêu thị nên đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để có thái độ phục vụ khách hàng tốt hơn,gửi thiệp chúc mừng vào những dịp lễ tết đối với khách hàng là thành viên,VIP của siêu thị.

2.2 Đào tạo đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp ,kiểm soát kịp thời mọi tình huống.có bộ phận tư vấn,giải đáp thắc mắc của khách hàng và đổi hàng trong thời gian quy định kèm theo hóa đơn nếu sản phẩm có vấn đề về chất lượng do lỗi của nhà sản xuất.

2.3 Cần dán các bảng chú ý ở những khu vực có hàng hóa chất cao để khách hàng có thể phòng tránh, trẻ nhỏ không được đi thang máy nếu đi phải có người lớn đi kèm.

2.4 Siêu thị lựa chọn các nhà cung cấp đáng tin cậy, sản phẩm chất lượng cao để giữ uy tín và niềm tin của khách hàng, khi có sản phẩm bị lỗi sẽ tiến hành bảo hành hoặc đổi sản phẩm khác cho khách hàng.

2.5 Cần theo dõi các chương trình khuyến mại của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chương trình khuyến mãi để kéo khách hàng về với siêu thị.

3.2 Thường xuyên kiểm tra các máy tính tiền và phần mềm tính tiền, thay thế các máy tính đã hư hỏng. Nếu có sai sót hay hư hỏng gì thì chỉnh sữa lại kịp thời để không gây thiệt hại cho siêu thị và khách hàng.

4.2 Tuyển chọn kĩ nguồn nhân sự đầu vào, có chương trình đào tạo hợp lý để tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

4.3 Kiểm tra đơn hàng và địa chỉ khách hàng trước khi giao để bảo đảm đầy đủ hàng hóa và đúng địa chỉ.

4.4 Đào tạo đội ngũ nhân viên bài bản, chuyên nghiệp hoặc tuyển chọn những người có kinh nghiệm ngay từ khâu tuyển chọn.

4.5 Khách hàng có thắc mắc thì nên liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan để được giải quyết. Tránh xảy ra tình trạng này. Riêng cán bộ tại các phòng ban có thái độ ân cần tận tình giúp đỡ khách hàng giải quyết các vướng mắc. Có hướng dẫn kĩ khách hàng sẽ nắm vững và không cần hỏi đi hỏi lại nhiều lần gây khó chịu cho cán bộ và cho cả khách hàng. Sâu xa hơn, cần có quy định cụ thể phòng ban nào sẽ phụ trách một lỉnh vực, tránh giẫm đạp trùng lấp công việc, đùng đẩy trác nhiệm cho nhau khiến khách hàng không biết nên hỏi phòng ban nào để dược giải đáp.

5.1 Thường xuyên tu sửa, cải thiện chất lượng của hệ thống siêu thị nhằm tránh được các rủi ro thời tiết, thiên tai.

5.3 Lắp đặt lại hế thống camera hoặc bố trí tại các quầy hàng đều có nhân viên canh giữ, nhằm quản lý tốt hàng hóa đồng thời có thể tư vấn kịp thời cho khách hàng

5.4 Tìm hiểu rõ nguyên nhân làm cho tình hình kinh doanh của siêu thị không có lãi. Nếu do nguyên nhân lượng khách hàng giảm là do đối thủ cạnh tranh hay những nguyên nhân khách qua khác (chi phí tiêu dùng tăng) thì siêu thị cần các biện pháp lôi kéo như giảm giá các nhu yếu phẩm, khuyến mãi… Nếu do lương quy định của nhân viên tăng thì tìm cách cắt giảm những chi phí không cần thiết như thiết bị chiếu sáng vào ban ngày, hệ thống âm thanh, tăng lượng quạt thay cho máy lạnh

5.5 Tuyển thêm nhân viên thu ngân, bảo vệ, nhân viên giao nhận thời vụ nhằm giải quyết nhu cầu cao trong những ngày này

5.6 Siêu thị cần chủ động tăng cường các biện pháp phòng cháy chửa cháy. Hạn chế thiệt hại do cháy nổ: khi cháy nổ xảy ra có thể thực hiện các biện pháp sơ tán để hạn chê tổn thất hoặc có thể dùng bảo hiểm hoặc các khoản tự bảo hiểm của siêu thị để tại trợ tổn thất, cũng có thể nhờ vào khoản trợ cấp từ nhà nước để tài trợ cho siêu thị khắc phục hậu quả do cháy nổ xảy ra. 5.7 Mua bảo hiểm tai nạn cho nhân viên, tập huấn cho nhân viên về các tình huống nguy hiểm để nhân viên chủ động phòng tránh.

5.8 Giá cả và chất lượng phục vụ là yếu tố quyết định sự thành công của siêu thị, khách hàng sẽ tìm đến những nơi có chất lượng phục vụ tốt và giá cả

phải chăng vì thế, muốn cạnh tranh với các nơi nói trên, ngoài chất lượng sản phẩm thì Co.op Mart cần quan tâm đến chiến lược xây dựng giá và đào tạo đội ngũ nhân viên thân thiện với khách hàng.

Những rủi ro ở thứ tự trung bình:

1.3 Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch dữ trữ hàng hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.

1.7 Cần mở rộng thêm diện tích, nhập thêm nhiều mặt hàng với nhiều mức giá khác nhau để phục vụ tất cả mọi đối tượng khách hàng.

3.1 Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

3.3 Nên bố trí thêm nhiều tủ đựng đồ để phục vụ đủ cho khách hàng ngay cả những lúc đông khách nhất.

3.4 Mở rộng nhà xe,xây dựng thêm nhiều máy che để phục vụ chỗ để xe cho tấc cả khách hàng.

3.5 Bố trí xây dựng nhà vệ sinh riêng cho nhân viên và khách hàng, xây nhà vệ sinh ở mỗi tầng để tiện việc đi lại cho khách hàng.

4.1 Siêu thị cần điều tra và kiểm soát chặt chẻ lượng hàng hóa để đưa ra các chương trình khuyến mãi hợp lý hơn để tránh làm mất lòng tin của khách hàng.

4.3 Tuyển thêm nhân viên giao hàng, đào tạo nghiệp vụ giao hàng cho nhân viên, hạn chế những tai nạn có thể xảy ra. Kiểm tra kỉ các hóa đơn của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.6 Khách hàng cần tìm hiểu kỹ các quy định về các thủ tục để làm đúng ngay từ đầu. Phải theo dõi kỹ các thông báo về thời gian nợp đơn,cũng như thể thức của mẫu đơn, tránh tốn thời gian và công sức do làm sai hay nộp quá hạn.

5.2 Quản lý chặt chẽ thời gian đóng mở cửa và yêu cầu các nhân viên chấp hành đúng nếu sai phạm sẽ có những biện pháp xử lý thích đáng.

Một phần của tài liệu Những rủi ro của siêu thị co op mart tiền giang (Trang 26 - 31)