Đường Phillips trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vĩ mô chương 7: Thất nghiệp và lạm phát (Trang 30 - 35)

Khi ra đời lý thuyết về tỷ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng và lạm phát không đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh có dạng sau:

u u *

   

Chính sách quản lý thị trường

Công tác thông tin truyền thông

Trong đó:  là tỷ lệ lạm phát

u là tỷ lệ thất nghiệp thực tế

u* là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên  là độ dốc của đường Phillips

Theo lý thuyết này gợi ra cho ta thấy rằng có thểđánh đổi lạm phát nhiều để có được lượng thất nghiệp ít hơn và ngược lại. Nó được biểu thị trên đồ thị 7.8.

Hình 7.8.Đường Phillips trong ngắn hạn

Đường Phillips ban đầu cho thấy:

 Lạm phát bằng không thì tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên  Một mức thất nghiệp thấp tương ứng với một mức lạm phát cao và ngược lại.  Độ dốc  quyết định rất lớn đến mối quan hệđánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.

Đường Phillips đã gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách để lựa chọn các chính sách Kinh tế Vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá, tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến (gpe) và nó có dạng như sau:   e u u *       Trong đó e là lạm phát dự kiến. pe

Đường Phillips trong ngắn hạn này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến và ngược lại. Đường mô tả mối quan hệ trên gọi là

đường Phillips mở rộng.

Hình 7.10 mô tả sự vận động dọc theo đường Phillips trong ngắn hạn, sẽ có mối quan hệ đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp được biểu thịở sự vận động này.

Hình 7.10. Đường Phillips trong ngắn hạn

Trong thời kỳ này nếu có cơn sốt cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽđi dọc

đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên (hình 7.11).

Hình 7.11. Sự dịch chuyển đường Phillips sang phải

Riêng các cơn sốc về phía cung, đẩy chi phí sản xuất giá cả lên cao, sản lượng và việc làm giảm xuống, nền kinh tế rơi vào thời kì đình trệ lạm phát, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Khi Chính phủ tăng mức cung tiền liên tục để giữ cho tổng cầu không suy giảm và thất nghiệp không thể tăng, nền kinh tế vẫn đạt mức sản lượng như cũ

khoá để giữ cho nền kinh tế ổn định khi gặp cơn sốc về phía cung, chúng ta phải trả giá bằng một mức lạm phát cao hơn. Lạm phát kỳ vọng giảm sẽ làm cho đường Phillips trong ngắn hạn dịch chuyển xuống phía dưới (hình 7.12).

Hình 7.12. Sự dịch chuyển đường Phillips sáng trái 7.3.2. Đường Phillips trong dài hạn

Trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát thực tế có thể bằng và không bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến, nhưng trong dài hạn do sự tác động của chính sách tài khoá – tiền tệ chúng sẽ bằng nhau. Nghĩa là   e. Như vậy, đường Phillips dài hạn có dạng:

0 = - (u – u*) hay u = u*

pe

Hình 7.13. Đường Phillips trong dài hạn LPC

Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát thay

đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.

Đường Phillips trong dài hạn là đường thẳng đứng và cắt trục hoành tại điểm xác định tỷ lệ

thất nghiệp tự nhiên.

Tóm lại: Trong ngắn hạn và trung hạn nền kinh tế vận động theo các đường PC có sựđánh

đổi tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tếđang tựđiều chỉnh bởi các cơn sốc về phía cầu, nhưng không có sự đánh đổi lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn

sốc về phía cung. Còn trong dài hạn về cơ bản không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng kinh tế vĩ mô chương 7: Thất nghiệp và lạm phát (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)