đa dạng sinh học tại xã Hoàng Nông
+ Để bảo tồn và làm phong phú thêm hệ thực vật của xã Hoàng Nông với mục tiêu xây dựng ở đây một bộ sưu tập sống về hệ thực vật, thì ngoài việc bảo vệ các loài thực vật hiện có còn phải tiếp tục phục hồi và phát triển các loài cây bản địa trước kia đã từng có trong khu vực nghiên cứu nhưng hiện tại đã và đang trên đà cạn kiệt.
+ Bảo tồn ĐDSH và xây dựng các hướng Du Lịch Sinh Thái trong hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới nguyên sinh hay ít bị tác động ( Phát triển khu du lịch cửa tử ).
+ Thực hiện các biện pháp khoanh nuôi và bảo vệ. Xúc tiến các giải pháp lâm học làm tăng độ giàu có của loài, đặc biệt là những loài còn số lượng ít.
+ Theo dõi diễn biến rừng, thu thập tiêu bản, đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng theo từng giai đoạn.
+ Mở các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn về công tác bảo tồn cho các cán bộ lâm nghiệp và cán bộ trạm kiểm lâm xã Hoàng Nông
+ Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Tăng cường lực lượng kiểm lâm để nâng cao hiệu quả quản lí rừng. + Tiếp tục giao đất giao rừng cho người dân quản lí để việc quản lí rừng tốt hơn.
+ Tăng cường thức hiện các dự án trồng và phát triển rừng cũng, các dự án bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, tạo công ăn việc làm cho người dân để họ ổn định cuộc sống và không chặt phá rừng.
+ Vườn quốc gia Tam Đảo cũng như là chính quyền xã Hoàng Nông cần có các biện pháp tuyên truyền giáo dục cho ngườ dân về bảo vệ phát triển rừng và tác dụng của việc bảo vệ được rừng.
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Về tính đa dạng của các loài cây gỗ: Nhìn chung 3 kiểu rừng tự nhiên tại xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được 43 loài thuộc 37 chi khác nhau, thuộc 2 ngành thực vật. Trong đó có một số họ có nhiều loài như Long não (Lauraceae) có 5 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 3 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) với 2 loài. Ngoài ra thì còn các họ khác như họ Đơn nem, họ Tô Hạp, họ Bứa,… Những họ này có số lượng loài ít nhưng chúng là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu để tạo nên tính đa dạng của rừng tự nhiên xã Hoàng Nông.
Về chỉ số đa dạng sinh học: Về chỉ số đa dạng sinh học Shannon thì rừng cây gỗ đai cao trên 200m có chỉ số Shanon cao nhất và thấp nhất là rừng cây gỗ hỗn giao với tre nứa; chỉ số Simson thì rừng cây gỗ đai cao trên 200m cũng là quẫn xã có tính đa dạng cao nhất và rừng cây gỗ hỗn giao với tre nứa có tính đa dạng thấp nhất.
Về chỉ số mức độ tương đồng thì trong khu vực nghiên cứu các loại rừng ở xã Hoàng Nông có mức độ tương đồng khá cao. Rừng cây gỗ đai cao dưới 200m có mức độ tương đồng gần nhất với rừng cây gỗ đai cao trên 200m (0,92), đây cũng là chỉ số tương đồng cao nhất của các loại hình rừng trong khu vực nghiên cứu. Chỉ số mức độ tương đồng của rừng cây gỗ hỗn giao với tre nứa và rừng cây gỗ đai cao dưới 200m là thấp nhất (0,74). Còn chỉ số tương đồng giữa rừng cây gỗ đai cao trên 200m và rừng cây gỗ hỗn giao với tre nứa là 0,75. - Một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học tại một số trạng thái thảm thực vật xã Hoàng Nông là:
+ Tăng cường tính đa dạng thực vật cho các rừng tái sinh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu bằng cách trồng các loài cây bản địa hay di nhập các loài cây có mức độ tương đồng sinh thái phù hợp, khoanh nuôi và trồng bán tự nhiên các quần xã thứ sinh rừng rậm thường xanh nhiệt đới.
+ Theo dõi diễn biến rừng, thu thập tiêu bản, đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng theo từng giai đoạn.
+ Tăng cường công tác quản lí bằng cách tăng cường số lượng cán bộ quản lí và đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ quản lí.
+ Tăng cường tuyên truyền cho người dân về lợi ích của việc bảo vệ được rừng cũng như là những lợi ích từ rừng mang lại.
+ Tăng cường thực hiện các dự án bảo vệ phát triển rừng và xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân để họ ổn định cuộc sống không chặt phá rừng và bảo vệ rừng tốt hơn.
Chính quyền xã Hoàng Nông cũng như là trạm kiểm lâm xã Hoàng Nông đã có một việc làm rất tốt đó là giao đất giao rừng cho những hộ gia đình sống ở ven rừng, đây là một việc làm rất tốt đối với việc bảo vệ phát triển rừng, cần tiếp tục giao đất giao rừng cho các hộ gia đình khác ở ven rừng quản lý để việc quản lí bảo vệ rừng được tốt hơn cũng như là chia sẻ bớt với những hộ gia đình đang quản lí rừng hiện tại do diện tích rừng quá lớn mà số lượng hộ gia đình quản lí thì còn ít.
5.2. Tồn tại
Mặc dù đã có những kết quả nhất định tuy nhiên do thời gian thực tập còn ít mà diện tích rừng tự nhiên của xã Hoàng Nông tương đối lớn, địa hình ngăn cách gây khó khăn cho việc đi lại cũng như là nghiên cứu nên mới chỉ nghiên cứu quan sát được một số trạng thái thảm thực vật với diện tích điển hình nhất định, nên chưa bao quát được toàn bộ tình hình trên toàn bộ diện tích.
Đề tài chưa đi nghiên cứu được các dạng sống của thực vật rừng, cũng như phân bố số cây theo chiều cao, phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang.
Đề tài chủ yếu mới chỉ nghiên cứu được tính đa dạng của cây gỗ mà chưa nghiên cứu được hết tính đa dạng của cây bụi thảm tươi và dây leo.
Việc sử dụng các loại công cụ và máy móc hỗ trợ cho việc nghiên cứu còn hạn chế.
Do sự hiểu biết về các loài thực vật còn hạn chế cũng nên chưa biết được hết tên khoa học hoặc tên địa phương của 1 số loài cây do đó là các cây gỗ lớn và mọc ở nơi mà rất khó tiếp cận.
Các biện pháp được đề suất chủ yếu là các giải pháp kĩ thuật chỉ mang tính tổng quát chưa cụ thể hóa từng biện pháp và cách xử lý.
5.3. Kiến nghị
+ Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu, tăng cường thời gian, mở rộng phạm vi để thu được các kết quả chính xác hơn.
+ Cần tiếp tục theo dõi các chỉ số tiếp theo như diễn biến rừng, thu thập tiêu bản, đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng theo từng giai đoạn của thực vật.
+ Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của nhà trường cũng như là chính quyền đia phương nhưng vẫn cần hơn nữa sự giúp đỡ từ nhà trường cũng như là chính quyền địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1.] Đặng Kim Vui (2002), “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 02(12), tr. 1109-1113.
[2.] Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[3.] La Quang Độ (2002), Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học.
[4.] Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
[5.] Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
[6.] Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[7.] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003, 2005), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam. Tập 2, 3. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
[8.] Nguyễn Văn Trương (1983), Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[9.] Phạm Hoàng Hộ, (1991-1993) Cây cỏ Việt Nam tập (1-3) Montscal
[10.] Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [11.]Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb Khoa học và
[12.] Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật.
[13.] Trần Đình Lý (2008), Bài giảng Sinh thái thảm thực vật. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
[14.] Vũ Đình Phương (1987), “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thời gian”, Thông tin Khoa học lâm nghiệp (1).
Tiếng nước ngoài
[15.] Baur, G. N (1964), The ecological basic of rain forest management -
XVII, Rapport dactyl, Archives FAO, Rome.
[16.] P. Odum (1971), Fundamentals of ecology, 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company.