TẦNG ỨNG DỤNG (APPLICATION LAYER)

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển từ xa qua mạng internet và gsm (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 4 BỘ GIAO THỨC TCP/IP 4.1 GIỚI THIỆU

4.2.4TẦNG ỨNG DỤNG (APPLICATION LAYER)

Gồm nhiều giao thức cung cấp cho các ứng dụng người dùng. Được sử dụng để định dạng và trao đổi thông tin người dùng. 1 số giao thức thông dụng trong tầng này là:

+ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol): Giao Thức Cấu Hình Trạm

Động

+ DNS (Domain Name System): Hệ Thống Tên Miền

+ SNMP (Simple Network Management Protocol ): Giao Thức Quản Lý Mạng

Đơn Giản

+ TFTP (Trivial File Transfer Protocol): Giao Thức Truyền Tập Tin Bình

Thường.

+ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Giao Thức Truyền Thư Đơn Giản + TELNET

Hình 17.Mô tả khái quát về Bộ giao thức TCP/IP 4.3 ĐỊA CHỈ IP

Mỗi máy trên mạng TCP/IP hay còn gọi là trạm TCP/IP được nhận dạng bằng 1 địa chỉ IP logic. Mỗi trạm hay mỗi thiết bị mạng sử dụng TCP/IP để truyền thông cần có 1 địa chỉ IP duy nhất.

Địa chỉ IP cho biết vị trí của 1 hệ thống trong 1 mạng giống như địa chỉ xác định ngôi nhà trên 1 con đường nào đó. Tương tự như 1 khu dân cư. Địa chỉ IP phải là duy nhất trên toàn cầu và phải được viết dưới 1 định dạng chuẩn.

Mỗi địa chỉ IP được chia thành 2 phần : Phần địa chỉ mạng (Net ID) và Phần địa chỉ trạm (Host ID).

Net ID: Dùng để nhận dạng những hệ thống trong cùng 1 khu vực vật lý còn được gọi là Phân Đoạn (Segment). Mọi hệ thống trong cùng 1 Phân Đoạn phải có cùng Địa Chỉ Mạng và Phần địa chỉ này phải là duy nhất trong số các mạng hiện có.

Host ID: Dùng để nhận dạng 1 trạm làm việc, 1 máy chủ, 1 Router hoặc 1 trạm TCP/IP trong 1 phân đoạn. Phần địa chỉ trạm cũng phải là duy nhất trong 1 mạng Giống địa chỉ bưu điện gồm 2 phần: MÃ BƯU ĐIỆN – SỐ NHÀ,TÊN ĐƯỜNG. Địa chỉ IP cũng gồm 2 phần: NET ID – HOST ID.

Phần đầu tiên, NET ID nhận dạng mạng mà máy tính nối tới, tất cả máy tính trong cùng mạng phải có cùng NET ID giống như mọi nhà trong cùng quận phải có cùng MÃ BƯU ĐIỆN.

Phần thứ hai, HOST ID xác định máy tính, router hoặc thiết bị mạng khác trong mạng. HOST ID phải là duy nhất trong 1 mạng giống như SỐ NHÀ,TÊN ĐƯỜNG phải là duy nhất trong 1 quận. Hai máy tính có thể có cùng HOST ID nếu NET ID của chúng khác nhau, giống như hai ĐƯỜNG có thể cùng tên nếu như chúng thuộc 2 quận khác nhau.

Sự kết hợp giữa NET ID và HOST ID phải cho phép nhận dạng duy nhất mỗi máy tính riêng biệt.

Các địa chỉ IP có chiều dài 32bit được chia thành 4 dãy. Mỗi dãy gồm 8bit (1Byte), mỗi Byte được phân cách = 1 dấu “.”, 1 Byte là 1 giá trị nằm trong khoảng từ 0-255. Cách biểu diễn như vậy gọi là “Kí hiệu thập phân dấu chấm” (Dotted-Decimal Notation) để cho mọi người sử dụng nhớ địa chỉ 1 cách dễ dàng.

Hình 18.Cấu trúc bit của một địa chỉ IP(V4)

Tuy nhiên khi xử lý thông tin máy tính lại sử dụng Hệ Nhị Phân (Binary) vì tín hiệu chúng sử dụng để truyền thông chỉ có 2 trạng thái là Bật (1) và Tắt (0)

Bảng 2: Mô tả sự kết hợp giữa kí hiệu thập phân và kí hiệu khoa học

Trong 1 Byte, mỗi bit được gán một giá trị. Nếu Bit được đặt là 0 thì nó được gán giá trị 0, nếu Bit được đặt là 1 thì có thể chuyển đổi thành 1 giá trị thập phân. Bit thấp nhất trong Byte tương ứng với 1, Bit cao nhất tương ứng với 128. Vậy giá trị lớn nhất của 1 Byte là 255 tương ứng với trường hợp cả 8 Bit đều được đặt là 1.

Hình 19.Cách đổi số nhị phân sang thập phân

Ví dụ:

Ta sẽ đổi địa chỉ sau: 10101100 00010000 00000101 01111101 sang dạng Kí Hiệu Thập Phân Dấu Chấm.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển từ xa qua mạng internet và gsm (Trang 35 - 38)