Công nghiệp bào chế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "I MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 Chủ biên TS. PHAN QUỐC KINH " ppt (Trang 42 - 45)

3. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT HÓA DƯỢC TỪ 2003 2010 Ở VIỆT NAM

3.8. Công nghiệp bào chế

Nếu chỉ sản xuất các nguyên liệu hóa dược đạt tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế rồi bán cho các công ty, xí nghiệp khác thì lãi suất sẽ rất ít, việc sản xuất hóa dược phải luôn luôn được tiếp nối bằng các phân xưởng bào chế thuốc viên, thuốc nang, thuốc mỡ, thuốc tiêm... thì mới mang lại lợi nhuận cao và từ nguồn lợi to lớn này lại trích được một số tiền

đáng giá để đầu tư cho nghiên cứu phát triển.

Do vậy ngành công nghiệp hóa dược cần xây dựng các dây chuyền bào chế song song với các xí nghiệp sản xuất hóa dược.

Tóm lại, ngành Công nghiệp Dược nên đầu tư sản xuất vào các khâu sau:

1- Nhà máy sản xuất nguyên liệu Vitamin và các thành phẩm bào chế. 2- Nhà máy sản xuất thuốc hạ nhiệt giảm đau và các Sunfamit cùng các

thành phẩm bào chế.

3- Nhà máy sản xuất các Hocmon steroid và các thành phẩm bào chế. 4- Nhà máy sản xuất các hợp chất thiên nhiên và các thành phẩm bào chế.

5- Nhà máy sản xuất các thuốc cai nghiện ma túy và các thành phẩm bào chế.

Nên thành lập hai tập đoàn Dược phẩm (công ty mẹ và các công ty con) thuộc hệ công nghiệp (chứ không phải ở Bộ Y tế, thuộc khối khoa giáo)

để phát triển công nghiệp hóa dược và công nghiệp bào chế ở nước ta (một ở Hà Nội và một ở TP Hồ Chí Minh).

Theo ý kiến các chuyên gia dược phẩm đến năm 2010, dân số nước ta sẽ có gần 100 triệu người thì Việt Nam cần nên có 3 - 4 tập đoàn dược phẩm mạnh do chính người Việt Nam điều hành (không kể các tập

đoàn dược phẩm nước ngoài) ở 3 miền Trung, Nam, Bắc thì mới có khả năng cung cấp được phần lớn thuốc men cho nhu cầu sử dụng trong

nước và 2 tập đoàn dược phẩm khối công nghiệp nói trên sẽ nên phấn

đấu trở thành những tập đoàn mạnh hoạt động trong cả phạm vi sản xuất hóa dược và bào chế, phân phối.

3.9. Kế hoạch nghiên cứu sản xuất hóa dược từ nay tới năm 2010 nên được ưu tiên xếp theo thứ tự như sau:

- Nhà máy sản xuất kháng sinh Penixillin, 6 APA, 7.ADCA. - Nhà máy sản xuất các Cephalosporin thế hệ 1 và 3.

- Nhà máy chiết suất và bán tổng hợp các hợp chất thiên nhiên bao gồm: chiết suất và bán tổng hợp menthol, Artemisinin, Diosgenin,

Berberin, Rutin, Tetrahyđropalmatin v.v...

- Các nhà máy sản xuất hóa dược bao gồm các thuốc hạ sốt, giảm đau,

các vitamin, các sunfamit, các chất steroid và chú ý đến các thuốc điều trị các bệnh tim mạch và các thuốc chống viêm phisteroid.

Tóm lại từ nay đến năm 2010 (theo chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm

2002) thì ngành Dược Việt Nam phải sản xuất tự túc được 60% tổng số

thuốc tiêu dùng trong nước. Ý nghĩa là sản xuất ở đây là bào chế sản xuất các thành phẩm từ các nguyên liệu trong nước và các nguyên liệu

hóa dược nhập khẩu trong đó ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam phải nỗ lực sản xuất được một số nguyên liệu hóa dược chủ yếu như

một số kháng sinh, các thuốc hạ nhiệt, cảm cúm, các vitamin v.v... và nếu phấn đấu thực hiện được những đề xuất ở trên thì đế năm 2010, nước ta cũng chỉ có thể tự sản xuất được từ 30 - 35% nguyên liệu hóa

dược sử dụng trong nước. Đó cũng là một chỉ tiêu đáng phấn khởi,

tiềm năng của các ngành, công nghiệp hóa dược, hóa chất, dầu khí, cơ

khí... của cả nước ta cùng phấn đấu thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI "I MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA DƯỢC Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 Chủ biên TS. PHAN QUỐC KINH " ppt (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)