Hình thức giải quyết tranh chấp thương mạ

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2 (Trang 58 - 63)

 Thương lượng: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào.

Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

 Trọng tài thương mại: Là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định.

Tòa án: Là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức

mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Câu 51: Phân tích khái niệm của trọng tài thương mại và phân biệt hai hình thức trọng tài thương mại

Khái niệm: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong

hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định.

Là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.

Do các bên thỏa thuận: linh hoạt, mềm dẻo trong thủ tục, bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên và bảo đảm uy tin cho các bên, giữ gìn bí mật kinh doanh cho các bên. Không có cơ chế riêng cho việc bảo đảm thực thi phán quyết.

Phân biệt hai hình thức trọng tài thương mại

Tiêu chí Trọng tài vụ việc Trọng tài thường trực (quy chế)

bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc giữa các bên và trọng sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp.

thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng.

Tổ chức Không có tổ chức, không có bộ máy, không có trụ sở, không có qui chế riêng, không có nguyên tắc tố tụng

Tổ chức thành trung tâm trọng tài, có tư cách pháp nhân, là tổ chức phi chính phủ, có qui chế riêng.

Thành lập và giải thể

Thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp thỏa thuận lựa chọn Chấm dứt khi giải quyết xong vụ việc

Thành lập và chấm dứt theo các qui định của pháp lệnh trọng đài

Câu 52: Phân tích đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của 2 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại: Thương lượng và hòa giải.

Đặc điểm

Thương lượng Hòa giải

Cơ chế Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận

Có sự hiện diện của bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp

Quá trình Không chịu bất kì ràng buộc của nguyên tắc pháp lí hay qui định khuôn mẫu nào về giải quyết tranh chấp

Kết quả Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được bảo đảm thi hành

Ưu điểm

Đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém

Bảo vệ uy tín cho các bên tranh chấp, bảo vệ bí mật kinh doanh

Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ ba

Nhượ c điểm

Không được đảm bảo bởi cơ chế bắt buộc

Uy tín, bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng; Tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ 3

Câu 53: Phân tích đặc điểm của trọng tài thương mại thường trực. Phân biệt trọng tài thương mại thường trực và trọng tài kinh tế nhà nước trước đây

Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng.

Đặc điểm:

Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước: được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Có tư cách pháp nhân và các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau

 Tổ chức và quản lí đơn gian gọn nhẹ: gồm ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm, ban điều hành gồm có 1 chủ tịch và 1 hoặc các phó chủ tịch.

Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có qui tắc tố tụng riêng.

Phân biệt trọng tài thương mại thường trực và trọng tài kinh tế nhà nước trước đây

Tiêu chí Trọng tài thường trực Trọng tài vụ việc Kn Đc tổ chức dưới dạng các t.tâm

trọng tài, là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dâu riêng, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định

Là p.thức do các bên tr/chấp thỏa thuận t.lập để g.quyết vụ tr.chấp giữa các bên & t.tài sẽ tự chấm dứt h.động khi g.quyết xong vụ tr.chấp

Đặc điểm + là tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội- nghề nghiệp), ko nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. t.lập theo sáng kiến of t.tài viên, h.động theo n.tắc tự trang trải kinh phí

+ mỗi t.tâm t.tài tự q.định lĩnh vực h.động & có q.tắc tt riêng. ( các t.tâm tt tồn tại độc lập nhau) + có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau.

+ t.chức ở các t.tâm tt rất đơn giản gọn nhẹ (gồm ban điều hành và các ttv)

+h.động xx of các t.tâm tt đc

+Chỉ đc t.lập khi phát sinh tr.chấp & tự chấm dứt hoạt động

+ko có trụ sở thường trực, ko có bộ máy điều hành & ko có danh sách t.tài viên riêng.

+ ko có quy tắc TT rành riêng cho mình (do các bên thỏa thuận x.dựng)=>thông thường các bên có thể thỏa thuận bất kì 1 q.tắc TT phổ biến nào

t.tâm

Câu 54: Khái niệm, đặc điểm của trung tâm trọng tài thương mại thường trực. Hãy làm rõ bản chất phi chính phủ của tổ chức trọng tài thường trực

Khái niệm:

Là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động với tư cách là 1 tổ chức nghề nghiệp, do các trọng tài viên thành lập ra để giải quyết các tranh chấp thương mại

Đặc điểm:

Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước: được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Có tư cách pháp nhân và các trung tâm trọng tài tồn tại độc lập với nhau

 Tổ chức và quản lí đơn gian gọn nhẹ: gồm ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm, ban điều hành gồm có 1 chủ tịch và 1 hoặc các phó chủ tịch.

Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có qui tắc tố tụng riêng.

Bản chất phi chính phủ được thể hiện ở những điểm sau:

 Việc thành lập là do sáng kiến của trọng tài viên (ít nhất là 5 người, những người đủ tiêu chuẩn trọng tài viên) được hội luật gia Việt Nam giới thiệu, bộ tư pháp chỉ xem xét quyết định cấp giấy phép thành lập (chứ

không ra quyết định thành lập)

Kinh phí hoạt động không từ ngân sách nhà nước.

Nhân danh 1 bên thứ ba ra phán quyết

Không mang tính quyền lực nhà nước

Câu 55: Nêu và phân tích 2 căn cứ xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại (cụ thể là qui định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài).

Một tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại nếu như có cả hai căn cứ sau:

Tranh chấp phải là tranh chấp thương mại: một tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương mại theo qui định của pháp luật, nếu không phải là tranh chấp thương mại theo qui định của pháp luật thì các bên không thể giải quyết bằng trọng tài thương mại. Ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài mà tranh chấp không thuộc lĩnh vực thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng vô hiệu và trọng tài không thể có thẩm

quyền giải quyết Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài: thỏa thuận trọng tài phải chỉ rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vì thẩm quyền của trọng tài là thẩm quyền về vụ việc không giống với thẩm quyền của tòa án.

Thỏa thuận trọng tài cũng phải không vô hiệu thì trọng tài mới có thẩm quyền giải quyết.

Câu 56: Nêu và phân tích 5 nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. So sánh với các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của tòa án.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài

 Thỏa thuận trọng tài: Khác với giải quyết tranh chấp tại tòa án, các bên phải cùng đồng ý về việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, nguyên tắc chung là không có thỏa thuận trọng tài, không có tố tụng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể là thỏa thuận riêng hoặc thỏa thuận trong hợp đồng, có thể trước hoặc sau khi có tranh chấp. Nhưng tóm lại là nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì thẩm quyền giải quyết không thuộc về trọng tài.

Trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan: Đây là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Trọng tài viên phải đáp ứng những điều kiện nhất định để chứng tỏ rằng họ vô tư, khách quan, độc lập, và trọng tài viên sẽ không được giải quyết các tranh chấp trong trường hợp, họ đồng thời là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; có lợi ích trong vụ tranh chấp; có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ.

Từ khi được chọn hoặc được chỉ định và trong quá trình tố tụng trọng tài, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình. Trọng tài viên không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Quyết định của trọng tài viên phải đúng với sự thật khách quan. Nếu trọng tài viên ko vô tư, ko khách quan trong việc giải quyết tranh chấp vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó (hoặc của trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp) sẽ bị hủy.

 Trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật: Để giải quyết công bằng và hợp lí, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên thì cần phải tuân theo các qui định của pháp luật. (Về nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đã được ghi tại Điều 7)

 Trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên: Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo thỏa tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. các bên có thể thỏa thuận về thủ tục giải quyết và các trọng tài viên phải tôn trọng điều này, nếu không quyết định trọng tài sẽ bị hủy theo yêu cầu của các bên.

 Giải quyết một lần: Quyết định của trọg tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu quyết định trọng tài ko bị tòa hủy bỏ theo đơn yêu cầu của một trong các bên mà bên phải thi hành ko tự nguyện thi hành thì sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

So sánh với các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại của tòa án

Giống nhau:

- Nguyên tắc các chủ thể giải quyết phải vô tư, khách quan, độc lập và chỉ căn cứ theo pháp luât.( pháp luật TTDS có nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng).

- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận trong TT trọng tài giống nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt trong Tttòa án.

- Đều bảo đảm quyền bảo vệ của các bên tranh chấp (TTTTài các bên có quyền mời luật sư giống trong TTTA).

Khác nhau:

Tố tụng trọng tài Tố tụng Tòa án - chỉ có sự tham gia của trọng tài, các bên

tranh chấp, có thể có luật sư, ko hội thẩm - giải quyết không công khai, quyết định của trọng tài ko đc công khai, đảm bảo uy tín của các bên

- nguyên tắc chỉ giải quyết 1 lần, quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm, có hiệu lực pl ngay, ko bị kháng cáo, kháng nghị

- nguyên tắc tự định đoạt của các đương

Một phần của tài liệu ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2 (Trang 58 - 63)