Yêu cầu của giải quyết tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 26)

Trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt nam, Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế XHCN. Việc giải quyết TCĐĐ phải dựa trên hệ thống, chính sách pháp luật về đất đai hiện hành của Nhà nƣớc, đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, cụ thể nhƣ sau:

19

- Phải xác định công tác giải quyết TCĐĐ là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Gắn việc giải quyết TCĐĐ (nói riêng), việc giải quyết các KNTC về đất đai (nói chung) với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai với việc ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng nhất là khu vực nông thôn.

- Nắm chắc tình hình tranh chấp, nội dung tranh chấp, dạng tranh chấp, bản chất tranh chấp của từng vụ việc xảy ra ở từng địa phƣơng để có chỉ đạo giải quyết kịp thời theo thẩm quyền. Khi phát sinh các vụ tranh chấp phức tạp hoặc dự báo có khả năng diễn ra phức tạp, cần chủ động chỉ đạo giải quyết dứt điểm, thống nhất từ cơ sở, không để bùng phát trở thành vụ việc phức tạp, phát sinh các nội dung mới, ảnh hƣởng đến an ninh trật tự ở địa phƣơng.

- Việc giải quyết các tranh chấp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, nội dung, hình thức văn bản giải quyết. Trong quá trình giải quyết, ngƣời giải quyết phải thƣờng xuyên đối thoại trực tiếp với các bên tranh chấp để giải thích, phân tích làm rõ bản chất nội dung tranh chấp từ đó có quyết định giải quyết khách quan, đúng pháp luật. Chú trọng công tác hoà giải các bên để đảm bảo đoàn kết nội bộ trong thôn xóm.

- Khi vụ việc tranh chấp đã có quyết định giải quyết cuối cùng của cấp có thẩm quyền, đúng pháp luật; phải đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định, bảo vệ QSDĐ hợp pháp của công dân, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm bên vi phạm theo quy định để các bên tranh chấp thấy đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật mà mọi công dân đều phải chấp hành.

1.1.7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về đất đai theo pháp luật đất đai hiện hành

1.1.7.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203, Luâ ̣t đất đai 2013[17] quy đi ̣nh th ẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nhƣ sau:

Tranh chấp đất đai đã đƣợc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì đƣợc giải quyết nhƣ sau:

20

+ Tranh chấp đất đai mà đƣơng sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh ch ấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

+ Tranh chấp đất đai mà đƣơng sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của đất đai thì đƣơng s ự chỉ đƣợc lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai: yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Trƣờng hợp đƣơng sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện nhƣ sau: Trƣờng hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Trƣờng hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

1.1.7.2. Hoà giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã

- Theo Điều 202, Luâ ̣t đất đai 2013[17] quy đi ̣nh nhƣ sau:

+ Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

+ Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải đƣợc thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phƣơng mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân

21

cấp xã đƣợc thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

+ Việc hòa giải phải đƣợc lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải đƣợc gửi đến các bên tranh chấp, lƣu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

+ Đối với trƣờng hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, ngƣời sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đối với trƣờng hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đối với các trƣờng hợp khác.

1.1.7.3. Trình tự , thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của toà án nhân dân cấp huyê ̣n và cấp tỉnh

Một trong những văn bản tố tụng quan trọng quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự [4] đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc ký ban hành ngày 29/11/1989. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án, Điều 10 Pháp lệnh quy định: “Tòa án có thẩm quyền giải quyết những việc tranh chấp về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc những tranh chấp khác về quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự giữa công dân với nhau, giữa công dân với pháp nhân, giữa pháp nhân với nhau; Những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình; …; Những việc khác do pháp luật quy định”. Điều 13 quy định: “Tranh chấp về bất động sản thì do tòa án nơi có bất động sản bị tranh chấp giải quyết”.

- Về thụ lý vụ án, Điều 37 quy định:

+ Nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình, toà án báo ngay cho nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí, trừ trƣờng hợp đƣợc miễn án phí hoặc đƣợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

22

+ Toà án thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu đƣơng sự đƣợc miễn án phí thì ngày thụ lý là ngày toà án nhận đơn khởi kiện. Nếu đƣơng sự đƣợc miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý là ngày toà án cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Toà án có thể gia hạn nộp tiền tạm ứng án phí một tháng. Hết thời hạn đó mà nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng án phí thì toà án không thụ lý vụ án

Theo Pháp lệnh này thì sau khi thụ lý vụ kiện, tòa án phải tiến hành hòa giải (trừ các vụ việc theo quy định của pháp luật không đƣợc hòa giải), nếu các đƣơng sự thống nhất đƣợc với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ kiện thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, nếu họ không thống nhất đƣợc thì đƣa vụ án ra xét xử.

Tuy nhiên, xã hội phát triển , có nhiều thay đổi về mọi mặt. Để phù hợp với tƣ̀ng giai đoa ̣n phát triển, pháp luật có những thay đổi và điều chỉnh. Viê ̣c giải quyết các vụ án dân sự về đất đai còn tuân thủ theo B ộ luật Dân sự, Luật đất đai. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự sau một thời gian dài áp dụng đã có những điểm không còn phù hợp. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự bị bãi bỏ, ngày 15/6/2004, Bộ luật Tố tụng Dân sự đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 và sau một thời gian thi hành thì đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2011. Nếu Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ nêu chung chung các vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì Bộ luật Tố tụng Dân sự nêu rất cụ thể những vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án [6] , trong đó có các tranh chấp về đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai nhƣ: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”[20] ; “yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”[20] . Đồng thời, Điều 33 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định những tranh chấp và yêu cầu nêu trên thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của tòa án cấp quận huyện. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, Điều 35, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là tòa án nơi bị đơn cƣ trú, làm việc, nơi có trụ sở; nơi có bất động sản tranh chấp.

23

Khác với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định:

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định: Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền; chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền của mình và báo cho ngƣời khởi kiện biết; trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền của tòa án[20] .

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc giấy báo của tòa thì ngƣời khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai cho tòa án để tòa án thụ lý vụ án [20] .

- Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án tranh chấp dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý và 2 tháng đối với các yêu cầu việc dân sự. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì đƣợc quyền gia hạn nhƣng không đƣợc vƣợt quá 2 tháng đối với vụ án và 1 tháng đối với yêu cầu dân sự [20] (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử).

- Hòa giải đƣợc quy định thành một điều riêng biệt và trở thành nguyên tắc bắt buộc trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại tòa án, trừ những vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc [20] . Việc hòa giải cũng phải tuân theo nội dung và trình tự do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định.

- Nếu các bên thỏa thuận đƣợc với nhau về toàn bộ những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên đƣơng sự không thay đổi ý kiến, thì tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó[20] . Nếu các bên không thỏa thuận đƣợc với nhau thì tòa án đƣa vụ án xét xử theo thủ tục chung.

1.1.7.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện và cấp tỉnh Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định [1] :

1. Ngƣời có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mƣu giải quyết.

24

3. Cơ quan tham mƣu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tƣ vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và ngƣời có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tƣ vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trƣờng hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

1.2. Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp về đất đai

1.2.1. Khái quát lịch sử chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam

Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng 8 và sau năm 1953, Đảng và Chính phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân, phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho ngƣời nông dân. Năm 1960, thông qua con đƣờng hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của ngƣời nông dân đƣợc đƣa vào làm tƣ liệu sản xuất chung trở thành sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất đai tƣơng đối ổn định. Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm tình hình sử dụng đất đai có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã tiến hành chia ruộng đất cho ngƣời nông dân hai lần vào các năm 1949 - 1950 và năm 1954, nhƣng đến năm 1957, ngụy quyền Sài gòn đã thực hiện

25

cải cách điền địa, thực hiện việc "truất hữu" nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng, gây ra những xáo trộn về quyền quản lý ruộng đất của ngƣời nông dân. Sau khi thống nhất đất nƣớc, năm 1975, Nhà nƣớc đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng hàng loạt các lâm trƣờng, nông trƣờng, trang trại. Những tổ chức đó bao chiếm quá nhiều diện tích đất nhƣng sử dụng lại kém hiệu quả. Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất vào các năm 1977 - 1978 và năm 1982- 1983, với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân, "cào bằng" đã dẫn tới những xáo trộn lớn về ruộng đất, về ranh giới, số lƣợng và mục đích sử dụng đất đai. Khi đất nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với sự thay đổi cơ chế quản lý làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị. Dƣới góc độ kinh tế, đất đai đƣợc coi nhƣ một loại hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật tự nhiên, nhƣng đối với đất lại không đƣợc thừa nhận một cách dễ dàng ở nƣớc ta trong một thời gian khá dài. Do vậy, Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp cho công tác giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 26)