Phương pháp tính chỉ số

Một phần của tài liệu giáo trình thống kê xã hội học (Trang 45 - 46)

2.1. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại chỉ số

2.1.1. Khái niệm

Chỉ số trong thống kê là một chỉ tiêu số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế - xã hội.

Ví dụ:

Có tài liệu về giá trị sản xuất của doanh nghiệp H năm 2004 là 400 triệu đồng, năm 2006 là 480 triệu đồng. Nếu gí trị sản xuất của doanh nghiệp H năm 2006 so với năm 2004 ta được chỉ số giá trị sản xuất là 1,2 lần hay 120%.

2.1.2. Ý nghĩa

Trong phân tích kinh tế chỉ số có các ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

- Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau.

- Biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua không gian khác nhau, như so sánh một hiện tượng kinh tế giữa hai ngành, hai địa phương hoặc hai doanh nghiệp khác nhau.

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) =

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ Tốc độ tăng (giảm) từng kỳ

- Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế.

- Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng phức tạp.

2.1.3 Phân loại chỉ số

a.. Phân loại chỉ số dựa vào phạm vi tính toán

- Chỉ số cá thể: Là chỉ số biểu hiện sự biến động của từng phần tử, từng cá biệt của tổng thể hiện tượng phức tạp.

Ví dụ: Chỉ số cá thể về giá cả từng mặt hàng, chỉ số cá thể của khối lượng từng loại

sản phẩm.

- Chỉ số chung: Là chỉ số phản ánh sự biến động của tất cả các phần tử, đơn vị của toàn bộ hiện tượng phức tạp.

Ví dụ: Chỉ số giá cả của tất cả các loại hàng hóa bán lẻ tại một thị trường, chỉ số

năng suất lao động của toàn bộ công nhân trong doanh nghiệp.

b. Phân loại chỉ số dựa vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ số của chỉ tiêu chất lượng: Là chỉ số phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu chất lượng.

Ví dụ: Chỉ số của các chỉ tiêu chất lượng là giá cả, giá thành, tiền lượng, năng suất

lao động, năng suất thu hoạch…

- Chỉ số của chỉ tiêu khối lượng: là chỉ số phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu khối lượng.

Ví dụ: Chỉ số của các chỉ tiêu khối lượng là khối lượng hàng hóa tiêu thụ, khối

lượng sản phẩm sản xuất, số lượng công nhân, diện tích gieo trồng…

2.1.4. Ký hiệu thường dung khi tính chỉ số

i: chỉ số cá thể I: chỉ số chung p: chỉ số giá cả q: chỉ số lượng tiêu thụ 2.2. Phương pháp tính chỉ số 2.2.1 Tính chỉ số cá thể

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình thống kê xã hội học (Trang 45 - 46)