KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của của luận án cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thông qua các bước tổng hợp tài liệu, thăm dò ý kiến các chuyên gia, phỏng vấn sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lí, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, chúng tôi đã chọn được 38 tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Hoa Sen TP.HCM, đó là:
Nhóm tiêu chí dành cho sinh viên (13 tiêu chí) gồm: TC1: Giảng viên cung cấp nhiều hình thức đánh giá đa dạng thông qua các phương pháp tự đánh giá, bạn cùng học đánh giá và giảng viên đánh giá dựa trên nguyên tắc minh bạch, linh hoạt, có cân nhắc và hướng đến kết quả. Các tiêu chí đánh giá được thương lượng rõ ràng với SV; TC2: Giảng viên sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để phục vụ các mục đích đánh giá khác nhau như chuẩn đoán, khảo sát, đánh giá tiến trình học tập và đánh giá kết thúc học phần, khóa học; TC3: Phạm vi và trọng số của các kế hoạch kiểm tra đánh giá rõ ràng và được phổ biến đến mọi đối tượng quan tâm; TC4: Các tiêu chuẩn áp dụng trong kế hoạch kiểm tra đánh giá phải minh bạch và nhất quán trong toàn bộ chương trình GDTC; TC5: Thường xuyên áp dụng các quy trình để đảm bảo các kế hoạch kiểm tra đánh giá đều có giá trị đáng tin cậy và được thực hiện một cách công bằng; TC6: Quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết quả đánh giá để SV sử dụng khi cần; TC7: Đánh giá thể chất SV qua việc tham gia các hoạt động thi đấu thể thao; TC8: Quá trình học tập của SV được giám sát và ghi nhận một cách có hệ thống; thông tin đánh giá được phản hồi trở lại cho SV và những giải pháp cải thiện được đưa ra ngay khi cần thiết; TC9: SV nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của GV, bạn bè, mọi người xung quanh; TC10: SV được tư vấn các nội dung học phần của chương trình GDTC; TC11: Các thiết bị cần được cập nhật, sẵn sàng để sử dụng, và được sử dụng có hiệu quả; TC12: Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường đáp ứng được mọi yêu cầu của địa phương về mọi mặt; TC13: Sân bãi tập luyện luôn được tu sửa, nâng cấp và sẵn sàng để SV sử dụng khi cần.
Nhóm tiêu chí dành cho giảng viên (12 tiêu chí) gồm: TC14: Chương trình chi tiết mô tả chính xác những kết quả học tập dự kiến của chương trình giáo dục thể chất, cùng những phương tiện nhằm giúp đạt được và chứng minh được những kết quả này; TC15: Chương trình chi tiết nêu rõ những kết quả học tập dự kiến trên các lĩnh vực kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng vận động; TC16: Có đủ đội ngũ cán bộ phục vụ giảng dạy như nhân
viên thư viện, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên hành chính và công tác sinh viên; TC17: Trình độ phát dục về hình thái của cơ thể: thể hiện ở mức phát triển cơ thể bình thường, cân đối khoẻ mạnh và đẹp; TC18: Trình độ hoạt động thể lực: Thể hiện qua công năng hoạt động trao đổi chất và hiệu năng của các cơ quan, hệ thống trong cơ thể; TC19: Trình độ tố chất thể lực: Thể hiện qua sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động cùng các năng lực hoạt động vận động về chạy, nhảy, leo trèo ném...; TC20: Năng lực thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài: Khả năng nhanh chóng thích ứng của cơ thể với những bất lợi như sự thay đổi thời tiết đột ngột, sức đề kháng với vi trùng bệnh tật...; TC21: Sinh viên tích cực tham gia vào các giải thể thao được tổ chức; TC22: Chương trình giáo dục thể chất được thẩm định và đánh giá tính hiệu quả định ky, được điều chỉnh sau khi đã được sử dụng trong một thời gian hợp lý; TC23: Điều kiện cơ bản giúp nhà trường cải tiến hoạt động giảng dạy và học tập là phải thực hiện một quy trình đánh giá thường xuyên và có kế hoạch; TC24: Nhu cầu phát triển đội ngũ được ghi nhận một cách hệ thống, trong mối tương quan đến nguyện vọng cá nhân, chương trình đào tạo và yêu cầu của đơn vị; TC25: Đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ được tham gia các chương trình phát triển đội ngũ theo các nhu cầu thiết thực;
Nhóm tiêu chí dành cho cán bộ quản lý và chuyên gia (13 tiêu chí) gồm: TC26: Chương trình giáo dục thể chất được xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập và tạo cho sinh viên thói quen học tập suốt đời; TC27: Chương trình giáo dục thể chất nêu rõ kết quả học tập mong đợi, phản ánh được yêu cầu và nhu cầu của tất cả các đối tượng có liên quan; TC28: Chương trình giáo dục thể chất có sự cân bằng giữa nội dung chuyên môn, kiến thức tổng quát, các kỹ năng cần thiết và được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan; TC29: Chương trình giáo dục thể chất có tính đến và phản ảnh được tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của nhà trường; TC30: Cấu trúc chương trình giáo dục thể chất được thiết kế saao cho nội dung các học phần có sự kết hợp và củng cố lẫn nhau; TC31: Cấu trúc chương trình GDTC phải được xây dựng nhằm thể hiện được về chiều rộng, chiều sâu, tính chặt chẽ và tính có tổ chức của các học phần; TC32: Khuyến khích giảng viên sử dụng phương pháp giúp sinh viên học tập bằng hành động; TC33: Khuyến khích học viên chủ động tìm tòi kiến thức do chính SV thực hiện chứ đơn thuần không phải sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp; TC34: Áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc học ở tuổi trưởng thành; TC35: Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần: a. Tạo ra một môi trường giảng dạy – học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào quá trình học tập một cách có ý thức, b. Cung cấp những chương trình giáo dục thể chất linh hoạt nhằm người học
chọn lựa nội dung học phần, thứ tự các học phần, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương thức và thời gian học tập; TC36: Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc rèn luyện thể chất, đồng thời tạo cơ hội phát triển trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu; TC37: Giảng viên ở bậc đại học phải có những khả năng sau: a. Thiết kế được chương trình giảng dạy và học tập chặt chẽ, đồng thời thực hiện được chương trình này; b. Áp dụng nhiều phương pháp daỵ và học và lựa chọn phương pháp thích hợp nhất; c. Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của sinh viên phù hợp với những kết quả học tập dự kiến; d. Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình; e. Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình; TC38: Việc quản lý thời gian và cơ chế khen thưởng nhắm đến mục tiêu thúc đẩy chất lượng giảng dạy và học tập.
Chất lượng GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen đã bám sát các qui định về số giờ GDTC nội khóa, tuy nhiên số CLB TDTT và số giờ ngoại khóa của SV còn rất hạn chế, số lượng sinh viên tham gia tập luyện tại các CLB còn khiêm tốn; đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về khả năng tự học và năng lực nghiên cứu khoa học; CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho công tác GDTC còn thiếu và chủ yếu là thuê mướn; kết quả học tập môn GDTC của sinh viên sau khi kết thúc các học phần GDTC đạt tỷ lệ rất cao; xếp loại trình độ thể lực của SV Đại học Hoa Sen còn rất thấp so với tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT; đa số SV yêu thích môn học GDTC và có nhu cầu, động cơ học tập và rèn luyện các môn thể thao tự chọn theo sở thích; sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến công tác GDTC cho sinh viên còn nhiều hạn chế.
2. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được 15 giải pháp có tính chất đồng bộ và khả thi để nâng cao chất lượng GDTC ở trường Đại học Tư thục Hoa Sen và chia làm 3 nhóm như sau:
Nhóm giải pháp dành cho nhà trường: GP1: Xây dựng các hệ thống văn bản, quy định chặt chẽ, chi tiết về chức năng, nhiệm vụ về công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo của Bộ môn; GP2: Quy hoạch tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, GV cho Bộ môn đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ; GP3: Đầu tư, nâng cấp và đảm bảo các điều kiện về học liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy - học tập cho Bộ môn, đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, GV và SV; GP4: Xây dựng các tiêu chuẩn xây dựng, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng nhằm đảm bảo sự an toàn và độ phong phú, đa dạng cho CSVC – TTB phục vụ cho hoạt động dạy và học; GP5: Thường xuyên tổ chức các chương trình bồi
dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ, GV như tham gia tập huấn, học tập ở trong nước và nước ngoài,…
Nhóm giải pháp dành cho Bộ môn: GP6: Cần thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo và đề cương các môn học đảm bảo về kiến thức, kỹ năng cho SV; GP7: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để cho GV trong Bộ môn được nâng cao bằng cấp, cập nhật kiến thức mới, đảm bảo yêu cầu chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy; GP8: Thường xuyên tiến hành công tác thu nhận ý kiến đánh giá và ky vọng của SV về các hoạt động trong công tác GDTC của Bộ môn để kịp thời điều chỉnh và khắc phục; GP9: Tổ chức và đa dạng hoá các hoạt động TDTTNK, thành lập các CLB từng môn, nhiều môn, tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong nhà trường. Có chế độ ưu tiên, khen thưởng xứng đáng cho SV tích cực tham gia tập luyện, thi đấu đạt thành tích cao; GP10: Đổi mới chương trình học GDTC.
Nhóm giải pháp dành cho Giảng viên: GP11: Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, vị trí và yêu cầu của môn học được phân công đảm nhiệm, nắm bắt khả năng, kiến thức của người học; GP12: Tích cực, chủ động học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần tự nghiên cứu, rèn luyện bản thân, đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy, đào tạo; GP13: Thường xuyên cập nhật, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc nhóm của SV; GP14: Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và thực hành môn học. Biên soạn giáo trình, và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo; GP15: Tham gia giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho SV, giúp SV phát huy vai trò chủ động trong học tập và rèn luyện; hướng dẫn SV thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của chuyên ngành đã đề ra.
3. Thực nghiệm sư phạm 5 giải pháp thuộc nhóm giải pháp của Bộ môn cho thấy: Đối với giải pháp “thay đổi chương trình GDTC nội khóa và ngoại khóa” đã thể hiện được tác động của chương trình học đến sự phát triển thể chất của sinh viên một cách rõ rệt; ở giải pháp “thường xuyên tiến hành công tác thu nhận ý kiến đánh giá và kỳ vọng của SV về các hoạt động trong công tác GDTC của Bộ môn để kịp thời điều chỉnh và khắc phục” và giải pháp “tổ chức và đa dạng hoá các hoạt động TDTT ngoại khoá, thành lập các câu lạc bộ từng môn, nhiều môn, tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong nhà trường. Có chế độ ưu tiên, khen thưởng xứng đáng cho SV tích cực tham gia tập luyện, thi đấu đạt thành tích cao”. Kết quả thực nghiệm cho thấy: sinh viên hài lòng hơn với cách tổ chức Học chương trình
GDTC ngoại khóa có tổ chức và đa dạng hoá các hoạt động TDTT ngoại khoá, thành lập các câu lạc bộ từng môn, nhiều môn, tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong nhà trường. Có chế độ ưu tiên, khen thưởng xứng đáng cho SV tích cực tham gia tập luyện, thi đấu đạt thành tích cao...". Ngoài ra ở nhóm GV cũng có chỉ số về mức độ hài lòng rất cao sau khi thực nghiệm chương trình. Như vậy, qua thực nghiệm một số giải pháp ngắn hạn mà luận án đề xuất đã thể hiện tính hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Đại học Tư thục Hoa Sen; Kết quả thực nghiệm khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp và đã minh chứng được giả thuyết khoa học được đề ra.