T phân tích Chỉ tiê u vị Đơn
4.3.3 Thông số kỹ thuật của từng công trình đơn vị
4.3.3.1 Song chắn rác thô
- Chức năng: Nhằm giữ lại các loại rác (giẻ, giấy, bao bì…) và các tạp chất rắn thô có kích thước lớn hơn 10mm trước khi đưa vào cá công trình xử lý tiếp theo. Việc sử dụng song chắn rác trong các công trình xử lý nước thải tránh được các hiện tượng tắt nghẽn bơm, van và các trường hợp gây hỏng bơm.
- Cấu tạo: Song chắn rác đặt vuông góc với dòng chảy, gồm các thanh kim loai (inox) đặt cách nhau 10mm trong một khung thép hình chữ nhật, dễ dàng trượt lên xuống dọc theo hai khe ở thành mương dẫn và có thể kéo lên khi vệ sinh.
4.3.3.2 Bể thu gom
- Chức năng:Thu nhận toàn bộ nước thải từ các phân xưởng sản xuất của KCN Tân Bình bao gồm cả nước thải sinh hoạt.
- Cấu tạo: Bể thu gom được thiết kế bằng bê tông cốt thép, chiều sâu đáy bể thấp hơn mực nước ống đầu vào 3m. Bể hình chữ nhật nằm sâu dưới mặt đất với kích thước hố thu: V=15.1×9.2×5.9 (m). Ngoài ra còn bố trí 3 bơm chìm cấu tạo giống nhau, hoạt động luân phiên để bơm nước vào 2 thiết bị lọc rác tinh.
4.3.3.3 Thiết bị lọc rác tinh
- Chức năng: Loại bỏ các tạp chất rắn và các hợp chất hữu cơ có kích thước lớn hơn 0.75mm.
- Cấu tạo: Hai thiết bị lọc rác được cấp nước nhờ 3 bơm hoạt động luân phiên nhau.
4.3.3.4 Bể tách dầu mỡ
- Chức năng: Trong nước thải có chứa nhiều váng dầu nổi lên trên bề mặt, được máy gạt dầu gạt vào máng và chảy vào thùng chứa sau đó được giao cho công ty môi trường Việt Úc xử lý. Bể tách dầu có nhiệm vụ gạt bỏ các chất nổi bề mặt giúp cho các công trình phía sau xử lý đạt hiệu quả.
- Cấu tạo: Bể tách dầu mở được thiết kế bằng bê tông cốt thép nằm cạnh bể điều hòa và nổi lên trên mặt đất nhờ liên kết với cụm bể chính. Kích thước bể: 2.5×18.9×5 (m)
4.3.3.5 Bể điều hòa
- Chức năng: Bể điều hòa sẽ điều dòng lưu lượng xuyên suốt trạm xử lý giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn tiếp theo. Đồng thời bể điều hòa còn có vai trò làm bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Bể điều hòa tăng hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, giảm thiểu khả năng giảm
tốc cho bể SBR do tải trọng tăng đột ngột, giảm thiểu đến mức thấp nhất tác hại của các chất gây ức chế cho các vi sinh vật, giảm một phần BOD và ổn định pH của nước thải mà không tốn nhiều hóa chất. Thiết bị đo pH hoạt động theo chế độ cảm biến sẽ tự động châm NaOH nếu pH nước thải nhỏ hơn 6.49 còn nếu pH lớn hơn 7.49 thì sẽ châm HCl.
- Cấu tạo: Kích thước : 18.9 × 10 × 5 (m). Chiều cao chứa nước: H = 4.7 (m) và thể tích chứa nước: V = 658 (m3).
4.3.3.6 Bể SBR (Sequencing Batch Reactor: bể phản ứng sinh học từng mẻ liên tục)
- Chức năng: Oxy hóa các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong bể thổi khí (chất hữu cơhòa tan được chuyển thành sinh khối tế bào mới). Kết bông các hợp chất hữu cơ ổn định và tách những sinh khối mới tạo thành ra khỏi nước thải sau xử lý. Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực làm cho nước ra trong hơn.
- Cấu tạo: SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể phản ứng gián đoạn theo từng mẻ hoạt động dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lửng của vi sinh vật hiếu khí. Bể SBR là một dạng Aerotank làm việc theo mẻ xử lý nước thải với bùn hoạt tính. Số bể: 2 cái với kích thước mỗi bể là chiều dài × chiều rộng × chiều cao = 18.9 × 8.73 × 5 (m). Chiều cao chứa nước: 4.7 (m) và thể tích chứa nước: V = 825 m3. Số mẻ của 1 bể là 4 mẻ/ngày với thể tích rót đầy bể trong 1 mẻ: 334 m3/mẻ. Ngoài ra còn lượng bùn sinh ra khoảng 51.6 kg/mẻ.
- Bảng 4-6 Mô tả chu kỳ hoạt động của bể SBR (tổng cộng 360 phút)
Giai đoạn Thời gian(phút) Mô tả
Cấp nước 60
- Cấp nước và bắt đầu với lượng nước thải đã được định cho bể SBR và bắt đầu phân hủy chất hữu cơ mạnh mẽ.
Cấp nước và sục
khí 60
- Khi nước được cấp vào bể trong thời gian 60 phút thì máy thổi khí bắt đầu hoạt động, nước được tiếp tục cấp trong vòng 60 phút nữa thì ngưng (nếu trong bể điều hòa còn nước trên mức cho phép thì bơm nước sẽ tự động chuyển vào bể SBR còn lại).
Sục khí 180
- Khi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các phản ứng sinh hóa hoạt động nhờ vào việc cung cấp oxy không khí,sinh khối tổng hợp BOD, ammoniac và nitơ hữu cơ.
Lắng 60
- Sau khi oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước trên bề mặt tạo ra sự phân cách giữa bùn và nước. Quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%.
Xả nước 60 - Tháo nước đã được lắng trong bể SBR ra bể khử trùng. Hệ thống thu nước bằng phao nổi trên bề mặt từ trên xuống để lấy nước mà cặn không bị kéo theo. Thời gian xả nước chỉ kéo dài trong vòng 80 phút, còn lại
Giai đoạn Thời gian(phút) Mô tả
10 phút là bơm xả bùn dư trong bể SBR ra bể nén bùn và sau đótiếp tục nạp mẻ mới.
-
4.3.3.7 Bể khử trùng
- Chức năng: Nước thải sau khi xử lý ở bể SBR còn chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 1ml sẽ được đưa từ bể theo đường ống trọng lực tới bể khử trùng để diệt vi khuẩn gây bệnh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Trong bể này Clorua vôi (NaOCl) được châm vào bể với liều lượng xác định tùy thuộc vào nước thải dòng ra để khử trùng trước khi vào cống. Trong bể, nước chuyển động zích zắc tạo nên sự xáo trộn hóa chất và nước, lúc này vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước sau khi khử trùng được thải ra ngoài theo cống đến bể chứa nước sau xử lý.
- Cấu tạo: Kích thước: L × W × H = 18.9 × 1.5 × 3.4 (m) với chiều cao chứa nước: H =3.2 (m) và thể tích chứa nước: V = 56m3
4.3.3.8 Bể nén bùn
- Bùn dư từ bể SBR được bơm đến bể nén bùn nhằm cô đặc bùn sơ bộ, bể này được thiết kế như bể nén bùn trọng lực.Bùn nén ở dưới đáy được chuyển đén máy ép bùn bằng các máy bơm bùn. Bùn bơm từ bể nén bùn được trộn với polimer trong để tăng khả năng tách nước vầ kết dính của bùn. Phần nước tách ra trong quá trình ép bùn theo mương dẫn chảy về hố thu gom.
- Bùn dư từ quá trình xử lý được bơm về bể nén bùn, độ ẩm của bùn khoảng 80% – 90%, sau đó bùn được bơm đến máy ép bùn và cô đặc đến độ ẩm từ 20-30%. Bùn khô được giao cho công ty môi trường Việt Úc xử lý.
4.3.3.9 Máy ép bùn
- Khi nồng độ bùn trong bể chứa nằm trong khoảng từ 20.000-50.000 mg/l và bùn đã được phân hũy tốt (bùn có màu nâu xám) thì sẽ tiến hành ép bùn.Chọn lựa Polymer thích hợp bằng cách lấy mẫu bùn đã lắng để xác định thể tích polymer/thể tích bùn để tạo keo bùn tối ưu. Từ đó diều chỉnh lượng bơm của bơm polymer và bơm bùn thích hợp.
- Tách nước ra khỏi bùn với mục đích: giảm khối lượng vận chuyển ra bãi thải, cặn khô dễ đưa đi chôn lấp hay cải tạo đất có hiệu quả cao hơn bùn ướt, giảm thể tích nước có thể ngấm vào nước ngầm ở bãi chôn lấp.